Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chảy mủ tai có nguy hiểm không và các cách xử lý

Ngày 28/06/2022
Kích thước chữ

Chảy mủ tai là một dấu hiệu thường thấy của bệnh viêm tai giữa, hiện tượng này xảy ra ở nhiều người và đa phần là trẻ nhỏ. Vậy chảy mủ tai có nguy hiểm không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Tai chảy mủ là một triệu chứng khá phổ biến nhưng đa số mọi người lại coi thường dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng tai chảy mủ để giải đáp thắc mắc chảy mủ tai có nguy hiểm không thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tai chảy mủ là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến thính lực.

Hiện tượng tai chảy mủ

Cùng với việc tai bị chảy các dạng dịch như: Nước, mủ hoặc máu thì hiện tượng tai chảy mủ còn đi kèm với các triệu chứng như: Đau vành tai, tai trong tình trạng bị ù, thính giác bị suy giảm, trường hợp nặng hơn còn khiến cho tai không thể nghe được.

Chảy mủ tai có nguy hiểm không?

Tai chảy mủ chủ yếu là do sự xâm nhập của vi khuẩn và hiện tượng này cũng là triệu chứng của nhiều bệnh. 

  • Tai chảy mủ do chấn thương hoặc tác động từ bên ngoài: Trong quá trình vận động vô tình gây nên chấn thương ở tai làm cho tai bị trầy xước, đứt rách phần trong ống tai khiến cho tai bị tổn thương nghiêm trọng, bị chảy mủ ra bên ngoài thì điều này sẽ rất nguy hiểm vì sẽ làm tai bị viêm nhiễm hoặc bị nhiễm trùng.
  • Tai chảy mủ do bị viêm: Hiện tượng này thực chất là do sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus từ bên ngoài tấn công vào tai làm cho tai bị tổn thương, viêm nhiễm và chảy mủ ra bên ngoài.
  • Tai chảy mủ do nhiễm trùng tai giữa: Khi tai giữa bị viêm sẽ tạo nên một chất dịch mủ và nếu để tình trạng chảy mủ tai kéo dài thì sẽ gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng.

Có thể thấy, tùy vào mức độ và nguyên nhân khiến cho tai chảy mủ mà mỗi người có một triệu chứng cũng như biểu hiện khác nhau và việc tai chảy mủ có nguy hiểm không cũng tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên, khi phát hiện triệu chứng chúng ta cần nhanh chóng xử lý để tránh cho dịch mủ tồn tại lâu trong tai gây nên những vấn đề nghiêm trọng cho tai của chúng ta.

Chảy mủ tai có nguy hiểm không và các cách xử lý 1 Chảy mủ tai có nguy hiểm không còn tùy vào biểu hiện nặng, nhẹ của triệu chứng

Cách xử lý và biện pháp phòng ngừa để tránh bị chảy mủ tai

Cách xử lý

Đối với trường hợp tai mới bị chảy mủ và mức độ còn nhẹ, chúng ta có thể điều trị tại nhà mà không cần phải đến cơ sở y tế. Vệ sinh tai mỗi ngày là điều quan trọng cần làm, điều này sẽ giúp làm sạch tai, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus bên cạnh đó thì thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị. Nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước sẽ giúp cơ thể được khỏe mạnh và tai sẽ nhanh chóng được hồi phục.

Đối với trường hợp tai bị chảy mủ nhiều và mức độ nặng đã dẫn đến viêm nhiễm: Với tình trạng này thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám và tuân thủ theo sự chỉ dẫn, điều trị của bác sĩ, không nên tự ý động vào tai vì như vậy sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ trong tai càng nhiều hơn khiến cho tình trạng của tai ngày càng nặng và nguy hiểm hơn.

Chảy mủ tai có nguy hiểm không và các cách xử lý 2 Tùy vào từng tình trạng tai chảy mủ mà lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp

Biện pháp phòng ngừa để tránh bị chảy mủ tai:

Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn phòng ngừa được nguy cơ bị chảy mủ tai, bảo vệ tai khỏi bị tổn thương:

  • Khi bơi dưới nước hoặc khi tiếp xúc với tiếng ồn nên dùng nút bảo vệ tai.
  • Tạo một thói quen sống lành mạnh, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ và nên tránh tiếp xúc với những người bị bệnh về đường hô hấp vì điều đó có thể khiến cho các vi khuẩn, virus xâm nhập, bị lây lan bệnh ảnh hưởng đến tai.
  • Vận động nhẹ nhàng và tránh để tai bị chấn thương, xây xát dẫn đến chảy máu, chảy mủ.
  • Sau khi tắm hoặc bơi xong dùng khăn lau bên ngoài và dùng tăm bông ngoáy bên trong tai để tai không còn nước. Tuy nhiên, không nên ngoáy quá sâu vào trong tai vì điều đó có thể làm thủng màng nhĩ gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Có thể sử dụng thuốc nhỏ tai hoặc nước muối sinh lý để làm sạch và vệ sinh tai.
  • Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều đường và đồ ăn cay nóng.
  • Uống thật nhiều nước để bù khoáng, loại bỏ các độc tố bên trong cơ thể.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm sinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh.
Chảy mủ tai có nguy hiểm không và các cách xử lý 3 Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng là biện pháp hạn chế tai chảy mủ

Trên đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa, tránh cho tai khỏi tình trạng bị chảy mủ, những biện pháp tuy đơn giản nhưng có một hiệu quả cực kỳ lớn.

Với các thông tin ở bài, mong rằng quý vị đã có thêm cho mình những kiến thức để biết được chảy mủ tai có nguy hiểm không? Và kĩ năng trong việc ngăn ngừa và bảo vệ tai khỏi tình trạng bị chảy mủ. Hy vọng nội dung bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho quý vị.

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin