Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Do hệ thống miễn dịch còn kém nên tình trạng chảy mủ tai ở trẻ em xảy ra khá phổ biến. Thế nguyên nhân của bệnh lý này đến từ đâu? Ba mẹ cần lưu ý những gì khi trẻ gặp phải tình trạng trên? Cùng nhau tìm hiểu nhé!
Chảy mủ tai ở trẻ em là hiện tượng xuất hiện dịch gồm máu và nước hoặc mủ có mùi hôi chảy từ tai của trẻ. Nếu các bậc phụ huynh muốn hiểu rõ hơn về căn bệnh này vậy không nên bỏ lỡ bài viết dưới đây.
Bệnh chảy mủ tai ở trẻ em không quá nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trẻ sơ sinh bị chảy mủ tai thường do một số nguyên nhân chính sau:
Các biến chứng nguy hiểm mà trẻ có nguy cơ gặp phải nếu không được điều trị như: Thủng màng nhĩ, suy giảm chức năng nghe, xơ màng nhĩ, xẹp nhĩ, liệt mặt, viêm màng não,...
Khi tai trẻ bị chảy mủ, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ba mẹ còn cần kết hợp chế độ chăm sóc khoa học. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục hơn. Cụ thể những việc cần làm như sau:
Điều đầu tiên phụ huynh cần làm là không được tự ý dùng thuốc, cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, trẻ cần được uống thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên môn nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, nên chú ý tái khám để chắc chắn rằng bệnh của trẻ đã thuyên giảm hoặc khỏi hẳn. Nếu bệnh không được khắc phục, bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.
Tai - mũi - họng là 3 bộ phận thông với nhau nên khi trẻ bị viêm tai, cha mẹ cần giữ cho cả 3 bộ phận này sạch sẽ. Cách vệ sinh như sau:
Nếu trẻ vẫn còn bú sữa mẹ, mẹ cần bổ sung nhiều nguồn thực phẩm để nâng cao chất lượng sữa và tăng cường cho bé bú sữa nhiều hơn. Vì trong sữa mẹ có rất nhiều vitamin và khoáng sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng.
Bổ sung chất xơ từ các loại rau như rau muống, rau dền rất tốt cho trẻ bị chảy mủ tai. Bên cạnh đó, khi bị bệnh, hệ tiêu hóa của trẻ cũng trở nên yếu hơn, vì thế bổ sung chất xơ giúp việc tiêu hóa dễ dàng, làm giảm tải hoạt động cho dạ dày.
Bổ sung các vitamin, khoáng chất là điều vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C là những dưỡng chất vô cùng cần thiết tạo nên một cơ thể khỏe mạnh, giúp bảo vệ lớp niêm mạc lót trong tai, hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn.
Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này, phụ huynh cũng cần phải lưu ý một số thực phẩm không nên cho trẻ sử dụng để tránh tình trạng viêm tai chảy mủ trở nên nặng hơn. Cụ thể điển hình như các loại thức ăn khô cứng, xôi nếp, bột nếp, bim bim, hoa quả sấy, nước ngọt, khoai tây chiên,...
Bài viết trên đã tổng hợp một số thông tin về bệnh chảy mủ tai ở trẻ. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bậc phụ huynh có thêm kiến thức về bệnh lý này cũng như cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.