Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì để nhanh khỏi là câu hỏi thường được các bậc phụ huynh quan tâm. Hãy cùng điểm qua những thực phẩm nên ăn và kiêng ăn trong quá trình điều trị viêm tai giữa của bé.
Viêm tai giữa là 1 bệnh lý thường gặp ở trẻ em, do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus có trong đường mũi họng phát triển mạnh làm trẻ viêm nhiễm vùng tai giữa. Một trong những biện pháp giúp trẻ phục hồi nhanh chóng là chế độ ăn uống phù hợp và đủ dinh dưỡng.
Cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo loãng, súp để giúp trẻ dễ tiêu hóa cũng như dễ ăn hơn. Viêm tai giữa hành sốt nên cơ thể trẻ lúc nào cũng mệt mỏi, biếng ăn và dễ bị rối loạn tiêu hóa. Chia bữa ăn thành nhiều khẩu phần trong ngày để giúp trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và giảm thất thoát thức ăn khi nôn ói.
Những loại rau củ có màu đậm như cải bó xôi, cà rốt, bông cải xanh, đậu hà lan có chứa nhiều chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều vitamin như A, B12, B6...giúp hỗ trợ sức khỏe tế bào và tăng cường hệ miễn dịch, chống rối loạn đường tiêu hóa.
Táo, bơ, đào, chuối, dưa hấu… là những loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất quý và có thể ép thành nước để cho trẻ uống hằng ngày. Vitamin có trong trái cây giúp hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus và giúp giảm tình trạng viêm tai nhờ tính chống oxy hóa.
Ngoài việc ăn uống các loại thực phẩm thì bạn cũng nên cho con uống nhiều nước để bổ sung lượng nước bị thiếu hụt do bị tiêu chảy và giúp trẻ nhanh chóng hạ sốt do viêm tai giữa.
Trẻ bị viêm tai giữa thường sẽ khỏi sau khoảng 8-10 ngày điều trị, vì vậy trong khoảng thời gian này mẹ nên lên 1 thực đơn ăn uống khoa học dành cho trẻ. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc các thành viên có kinh nghiệm trong gia đình để lựa chọn món ăn sao cho phù hợp, cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng (không nên ăn quá nhiều hoặc quá thiếu 1 nhóm chất nào).
Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày và không ép trẻ ăn, không nên la rầy khi trẻ quấy khóc. Vì lúc này cơ thể trẻ mệt mỏi, tai đau làm tâm trạng trẻ cũng dễ cáu kỉnh hơn.
Uống nhiều nước để bù lại việc bị tiêu chảy và nôn ói, có thể cho trẻ dùng 1 ít nước trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất.
Ngoài thời gian ăn uống thì mẹ nên tập cho bé sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ. Không nên cho trẻ nằm hoài 1 chỗ mà nên chơi đùa cùng trẻ, giúp trẻ giảm bớt những khó chịu vì viêm tai. Cho trẻ chơi đồ chơi hoặc đi dạo xung quanh nhà cho tiêu thức ăn, không nên cho trẻ dán mắt vào màn hình điện thoại hoặc máy tính bảng. Ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc để tránh bị suy nhược cơ thể và giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
Trẻ viêm tai giữa ngoài chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thì cần kiêng khem 1 số nhóm thực phẩm dưới đây để giúp quá trình hồi phục nhanh hơn và hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Những sản phẩm từ sữa như sữa hợp, sữa chua, phô mai dù tốt cho sức khỏe bé nhưng không tốt cho quá trình phục hồi của tai. Trong những chế phẩm từ sữa có chứa nhiều carbohydrate có thể khiến tai sản sinh nhiều mủ hơn, tràn vào ống tai gây viêm nhiễm nặng và hạn chế khả năng nghe của trẻ.
Dù là trong chế độ ăn của người bình thường thì những thực phẩm trên cũng nhiều hại chứ không có lợi. Khi trẻ bị viêm tai giữa hệ tiêu hóa kém nên không ăn những thực phẩm khó tiêu, gây áp lực cho dạ dày, đường ruột. Vì vậy bé cần kiêng ngay những loại thức ăn nhanh được ưa thích hàng đầu như gà rán, khoai tây chiên, đồ ăn chiên nấu nhiều dầu mỡ.
Khi nấu ăn mẹ có thể thay thế dầu ăn từ mỡ động vật bằng các loại dầu hướng dương hoặc dầu thực vật để bông sung dưỡng chất như vitamin D và vitamin E, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Không nên ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trong khi bị viêm tai giữa vì lượng đường trong những loại thực phẩm này có thể gây ức chế hệ miễn dịch và tăng lượng đường huyết đột ngột trong cơ thể bé, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trẻ bị viêm tai giữa thường bị mưng mủ nên mẹ hạn chế cho trẻ ăn những loại hải sản như tôm, cua, cá biển… Những thực phẩm là từ đậu nếp và thịt có màu đỏ cũng nên kiêng cử trong quá trình này nhé.
Trúc
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.