Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chảy nước mắt sống là tình trạng nước mắt tự chảy mà không kiềm chế được, thường kèm theo đó là tình trạng mờ mắt, nhiều ghèn, nhiều nước mắt và mắt sưng đỏ. Chảy nước mắt sống chủ yếu do tình trạng viêm tắc lệ đạo, ngoài ra nó còn do nhiều nguyên nhân khác nữa mà bạn nên biết để phòng tránh. Bên cạnh đó chúng ta cũng sớm có biện pháp xử trí phù hợp với tình trạng này.
Lệ đạo là ống thoát nước mắt đi từ góc trong mi mắt dưới dẫn đến khe mũi dưới gồm có lỗ lệ, lệ quản, túi lệ, ống lệ mũi (ống lệ tỵ). Nước mắt sinh ra sau khi bôi trơn và làm sạch bề mặt nhãn cầu thì sẽ dồn về trong góc mắt rồi dẫn vào lệ đạo, xuống mũi.
Thường nước mắt được dẫn xuống mũi mà không chảy ra ngoài, nhưng khi tắc lệ đao thì nước mắt sẽ trào ra do không được dẫn xuống mũi, dẫn tới tình trạng chảy nước mắt. Nếu tình trạng tắc kéo dài thì nước mắt sẽ ứ đọng tại túi lệ và có nguy cơ dẫn tới nhiễm khuẩn tại đường dẫn lệ.
Túi lệ viêm, có nhầy mủ và nếu ấn vào vùng góc trong mắt thì sẽ thấy mủ chảy ra. Tắc lệ đạo là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy nước mắt sống lớn nhất, cần sớm được lưu ý xử trí.
Nguyên nhân tắc lệ đạo có thể đến từ các viêm nhiễm mạn tính của lệ đạo làm tắc ống lệ tỵ: Đối với trường hợp này thì thông lệ đạo thường không có tác dụng bởi ống lệ tỵ sẽ sớm tắc lại sau khi thông. Chúng ta chỉ có một lựa chọn duy nhất là phẫu thuật tiếp khẩu lệ mũi đặt ống silicon, khá an toàn và có tỷ lệ thành công cao.
Chít hẹp điểm lệ: Nguyên nhân thường gặp nhưng lại chưa được nhiều bác sĩ quan tâm, cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là đặt nút điểm lệ.
Bán tắc lệ đạo: Thường do lệ quản chít hẹp, bệnh nhân không thường xuyên chảy nước mắt. Đối với tình trạng này biện pháp đặt ống silicon lệ quản sẽ thích hợp nhất, để tạo 1 đường ống thoát nước mắt nhân tạo trong lệ quản giúp nước mắt chảy được.
Dù là hai hiện tượng trái ngược nhưng khô mắt và chảy nước mắt lại xảy ra đồng thời. Mắt khô sẽ kích thích tuyến lệ gây chảy nước mắt chống khô, nhưng nước mắt tiết ra lại không bám dính mà trôi ra ngoài. Tình trạng này thường kèm theo chứng viêm bờ mi hoặc viêm nhiễm bề mặt nhãn cầu.
Để điều trị bạn phải phối hợp linh hoạt giữa thuốc kháng sinh, chống viêm và nước mắt nhân tạo. Bệnh nhân nên sử dụng các loại thuốc không chứa chất bảo quản để giảm tình trạng khô mắt (như nước mắt nhân tạo dạng tép).
Do thần kinh: Lệ đạo do nhánh thần kinh VII chi phối, nếu liệt dây này thì sẽ dẫn đến tình trạng chảy nước mắt và hở mi. Với trường hợp này điều trị hở mi là quan trọng nhất.
Do mi mắt: Da mi thừa nhiều, sẹo mi, mỡ quanh hốc mắt khiến điểm lệ không nằm ở hồ lệ nên không hút được nước mắt. Lúc này chúng ta có thể phẫu thuật mi, lấy mỡ thừa.
Giảm trương lực túi lệ: Do tuổi già gây nên, thường túi lệ sẽ có khả năng co bóp tạo lực hút nước mắt nhưng về già trương lực này giảm đi nên nước mắt không được lưu thông tốt. Khi đó bệnh nhân có thể day túi lệ để cải thiện phần nào, day nắn làm tăng áp lực trong lòng túi lệ và đẩy về phía ống lệ mũi để thông chỗ tắc.
Quy trình thao tác này là đặt ngón tay trỏ lên trên lệ quản chung để ngăn dịch chảy ra từ túi lệ (lưu ý tuyệt đối không chạm tay lên nhãn cầu). Sau đó thực hiện miết ngón tay dọc theo sống mũi, qua túi lệ đi về phía cánh mũi, day nắn trong khoảng từ 10 - 15 lần. Mỗi ngày bạn nên áp dụng day nắn 3 - 4 lần, việc này thường do người nhà bệnh nhân thực hiện tại nhà nên bác sĩ phải hướng dẫn thật tỉ mỉ, chu đáo và đảm bảo đúng kỹ thuật.
Dù chảy nước mắt sống là một bệnh lý thông thường nhưng ảnh hưởng của nó cũng không phải là nhỏ, gây xáo trộn cuộc sống thường ngày. Chảy nước mắt sống ngoài nguyên nhân do viêm tắc lệ đạo thì còn có thể do nhiều bệnh lý về mắt khác. Do đó chúng ta cần lưu ý tránh các chấn thương và bảo vệ mắt bằng biện pháp đeo kính khi phải làm việc trong môi trường dễ có dị vật bắn vào.
Nhớ phải thường xuyên khám mắt định kỳ để sớm phát hiện và điều trị tích cực những bệnh viêm mạn tính ở mắt. Do chảy nước mắt sống có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nên người bệnh phải đi khám ngay tại các bệnh viện chuyên khoa để sớm có chẩn đoán, điều trị kịp lúc.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.