Hầu như bất cứ người mẹ nào có ý định mang thai hay đang có thai cũng cần tìm hiểu về chỉ số CRL trong siêu âm thai. Việc theo dõi định kỳ các chỉ số thai nhi là cách giúp mẹ kiểm tra sự phát triển của bé để từ đó có thể điều chỉnh và can thiệp nếu cần. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì và các thông tin liên quan trong bài viết sau.
Khi bước vào giai đoạn mang thai, những bậc phụ huynh cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có được sự chuẩn bị tốt nhất trong giai đoạn quan trọng này, trong đó có chỉ số CRL trong siêu âm là thông số mà trong bất cứ giấy khám siêu âm thai nào cũng thấy. Vậy chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì?
Chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì?
CRL viết tắt của Crown Rump Length trong tiếng anh, có nghĩa là chiều dài từ đầu đến mông. Đây là thông số đánh giá được chiều dài cơ thể thai nhi được đo bằng đường thẳng dài nhất từ đỉnh đầu cho đến mông, với đơn vị thường gặp là mm hay cm.
Chỉ số CRL giúp bác sĩ tính được tuổi thai, từ đó xác định ngày dự sinh của mẹ. Chỉ số CRL trong siêu âm thai thường được ước tính trong 3 tháng đầu hay được gọi là tam cá nguyệt, vì giai đoạn này, cơ thể thai nhi co lại, nên gây ra khó khăn khi đo. Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 14 thì việc đo chỉ số CRL là sự lựa chọn tốt nhất để tính tuổi của thai nhi, vì những biến đổi sinh học còn thấp nên độ chính xác cao. Khi sang tuần thứ 15, CRL không còn là sự lựa chọn tối ưu nữa, vì thai nhi đã bắt đầu có những biến đổi đáng kể về mặt sinh học đáng kể. Do đó, bác sĩ sẽ đo các chỉ số đầu, bụng, đùi thay vì đo chiều dài đầu mông.
Ý nghĩa của chỉ số CRL trong siêu âm thai
Như đã đề cập ở trên, chỉ số này sẽ là công cụ để giúp bác sĩ đánh giá xem thai phụ có khoẻ mạnh cũng như thai nhi có đang phát triển bình thường hay không.
Chỉ số CRL giúp xác định tuổi thai
Tuổi thai hay được hiểu theo cách đơn giản hơn là giai đoạn mà thai nhi phát triển bên trong tử cung của người mẹ. Bác sĩ sẽ so sánh số đo CRL với ngày kinh nguyệt cuối cùng (LMP) của phụ nữ mang thai để tính tuổi của thai nhi và từ đó đưa ra ngày dự sinh chính xác. Và khi dựa vào chỉ số CRL trong siêu âm thai sẽ hữu ích hơn trong trường hợp có tiền sử kinh nguyệt không đều.
Dự báo nguy cơ sảy thai
Khi chỉ số CRL trong siêu âm thai của thai nhi vượt quá 7mm, thì bác sĩ sẽ có thể nghe được tim thai. Nếu không có nhịp tim thì thai nhi có thể bị sảy thai. Đây được gọi là sảy thai âm thầm hoặc bỏ lỡ, trường hợp này có thể diễn ra ngay cả khi nhau thai vẫn tiếp tục trao đổi nội tiết tố, làm lu mờ các dấu hiệu sảy thai.
Đo CRL với nhịp tim thai nhi bình thường là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy phôi thai của bạn đang tiến triển theo chiều hướng tích cực. Vì vậy, phép đo CRL đóng vai trò chính trong việc đảm bảo khả năng sống sót và an toàn của em bé.
Ngoài ra, chỉ số MSD (đường kính trung bình túi thai) cũng được dùng để chẩn đoán dấu hiệu sảy thai. Đường kính túi thai trung bình (MSD) đo túi thai, thường được nhìn thấy vào khoảng 3 tuần sau khi thụ thai. Số đo MSD là khoảng 2mm đến 3mm khi tuổi thai trên 5 tuần.
Phép đo MSD cũng quan trọng như phép đo CRL trong thai kỳ. Trong một thai kỳ khỏe mạnh, MSD phải lớn hơn CRL của em bé ít nhất 5 mm. Nếu trường hợp MSD – CRL < 5mm thì khả năng sảy thai ở 3 tháng đầu thai kỳ rất cao, mặc dù vẫn có tim thai.
Chỉ số CRL báo hiệu rối loạn nhiễm sắc thể thai nhi
Chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì? Đây là công cụ hữu ích để chẩn đoán các bất thường nhiễm sắc thể như thể ba nhiễm sắc thể 18 và các thể ba nhiễm sắc thể (tam bội) khác liên quan đến hạn chế tăng trưởng (giảm chiều dài đầu - mông).
Đối với cơ thể phát triển bình thường, thì số lượng nhiễm sắc thể phải đo được là 46 nhiễm sắc thể. Nhưng khi phát hiện thông số CRL giảm thì cho thấy đã có một số biến đổi bất thường trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng trisomy 18 (hội chứng Edwards).
Hội chứng này có ảnh hưởng đến khả nặng của thai nhi như khiến trẻ chậm phát triển hơn những trẻ bình thường và ngoài ra vẫn còn một số hội chứng khác cần lưu tâm. Hầu hết các biến chứng này đều liên quan đến sự phát triển của em bé và có thể dự đoán được thông qua chỉ số CRL.
Chỉ số CRL trong siêu âm thai bao nhiêu được xem là bình thường?
Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của chỉ số CRL trong siêu âm thai thì các mẹ bầu chắc chắn sẽ đặt ra câu hỏi chỉ số CRL bao nhiêu được xem là bình thường. Chỉ số CRL trong siêu âm thai trong từng tuần tuổi:
Thai 6 tuần: Chỉ số CRL 4 - 7 mm;
Thai 7 tuần: Chỉ số CRL 9 - 15 mm;
Thai 8 tuần: Chỉ số CRL 16 - 22 mm;
Thai 9 tuần: Chỉ số CRL 23 - 30 mm;
Thai 10 tuần: Chỉ số CRL 31 - 40 mm;
Thai 11 tuần: Chỉ số CRL 41 - 51 mm;
Thai 12 tuần: Chỉ số CRL 53 mm;
Thai 13 tuần: Chỉ số CRL 74 mm;
Thai 14 tuần: Chỉ số CRL 87 mm.
Đây là số đo gần đúng của thai nhi ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Nếu chỉ số CRL của bé nằm trong giới hạn an toàn này thì hoàn toàn bình thường mẹ nhé. Ngoài ra, sẽ còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác đến chỉ số CRL trong siêu âm thai như:
Chỉ số BMI của mẹ trước khi mang thai;
Thói quen người mẹ như hút thuốc;
Giới tính của em bé;
Sự hiện diện của rối loạn nhiễm sắc thể, có thể thực hiện xét nghiệm NIPT.
Lượng axit folic tiêu thụ.
Nếu chỉ số chiều dài đầu mông của thai nhi không nằm trong chuẩn giới hạn bình thường, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ tiến hành siêu âm lại để kiểm tra kỹ hơn. Trường hợp chỉ số CRL nhỏ hơn mức bình thường, bé có thể chậm phát triển sau khi sinh hoặc nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.
Mẹ nên làm gì để cải thiện chỉ số CRL trong siêu âm thai?
Sau khi tìm hiểu chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì, các mẹ thường muốn tìm cách cải thiện chỉ số CRL. Mỗi ngày mẹ cần nạp khoảng 1000mg canxi theo lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) trong suốt thai kỳ. Bởi vì:
Giúp bé có xương và răng chắc khỏe;
Hỗ trợ dây thần kinh và cơ bắp của trẻ khỏe mạnh, phát triển nhịp tim bình thường;
Trên đây là chia sẻ giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì. Việc theo dõi chỉ số CRL trong siêu âm thai là hết sức quan trọng, giúp mẹ nắm được thông tin về chỉ số này của con, từ đó, chú trọng hơn trong việc chăm sóc bản thân để mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.