Bạn chớ xem thường đau khớp gối ở người trẻ vì cơn đau này có thể là triệu chứng báo hiệu nhiều bệnh nghiêm trọng. Chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị sẽ khiến bạn có nguy cơ bị tàn phế suốt đời. Bệnh đau khớp gối đang có xu hướng gia tăng, nhất là người có lối sống thụ động, ít rèn luyện thể dục, thể thao.
Nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi
Đau khớp gối ở người trẻ tuổi, thậm chí ở độ tuổi 20 thường liên quan đến chấn thương do sử dụng cơ, dây chằng hoặc gân quá mức. Nhưng đau khớp gối cũng có thể xảy ra ở những người tương đối ít hoạt động. Nguyên nhân do đâu?
Bạn chớ xem thường đau khớp gối ở người trẻ tuổi vì cơn đau này có thể là triệu chứng báo hiệu nhiều bệnh nghiêm trọng.
Hội chứng Patellofemoral
Nguyên nhân khá phổ biến gây đau đầu gối ở những người trẻ tuổi chính là hội chứng Patellofemoral. Hội chứng này xảy ra do sự mất cân bằng trong các cơ hỗ trợ khớp gối của bạn và giúp khớp di chuyển. Cơ đùi yếu hoặc cơ/gân quá căng xung quanh đầu gối của bạn có thể thay đổi cách hoạt động của đầu gối, gây ra các vùng căng và áp lực bên trong khớp gối.
Lâu dần, những khu vực này có thể bị kích thích và viêm, khởi phát là những cơn đau xung quanh xương bánh chè và phía trước đầu gối. Hội chứng xương khớp có thể khiến người bệnh khi quỳ, ngồi xổm hoặc leo cầu thang sẽ bị đau hoặc cứng khớp.
Viêm xương khớp
Viêm khớp có thể xảy ra với bất cứ ai, cho dù bạn ở độ tuổi 20, đặc biệt nếu là vận động viên hoặc thừa cân, béo phì.
Khi lớp sụn bảo vệ bên trong khớp gối bị mòn sẽ dẫn đến viêm khớp. Bên cạnh đó, nếu các chấn thương cứ lặp đi lặp lại ở đầu gối cũng có thể làm hỏng sụn, khả năng bị viêm khớp là rất cao.
Ngoài ra, việc để trọng lượng cơ thể quá thừa sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đầu gối, lớp sụn bị suy yếu khiến nó bị phá vỡ nhanh chóng hơn.
Trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị đau khớp gối, nhất là khi chúng hoạt động mạnh hay chơi thể thao thường xuyên. Tuy nhiên, phần nhiều nguyên nhân đau đầu gối ở tuổi vị thành niên thường là do hội chứng xương bánh chè gây ra.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp gối ở người trẻ tuổi.
Dấu hiệu cảnh báo cơn đau khớp gối nghiêm trọng
Như đã nói ở trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp gối. Những trường hợp chấn thương phổ biến và không nghiêm trọng có thể xử trí đơn giản nhưng nếu tình trạng đau khớp gối ở người trẻ tuổi xuất phát từ bệnh lý và không tiến hành chữa trị sớm thì nguy cơ tàn tật rất cao.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy rằng đau khớp gối có thể nghiêm trọng:
-
Bất kỳ cơn đau khớp gối nào không thuyên giảm khi nghỉ ngơi;
-
Bất kỳ cơn đau khớp gối nào trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm;
-
Bất kỳ cơn đau khớp gối nào liên quan đến giảm cân;
-
Đau khớp gối với các triệu chứng cơ học như nhấp/bắt hoặc khóa đầu gối;
-
Đau khớp gối kèm theo sưng tấy;
-
Đau khớp gối liên quan đến giảm phạm vi chuyển động.
Làm thế nào hết đau khớp gối khi còn trẻ?
Thông thường, đau khớp gối có thể được điều trị bằng các lựa chọn bảo tồn, như:
-
Giảm cân;
-
Nghỉ ngơi đầu gối;
-
Tránh các hoạt động gắng sức;
-
Chườm đá;
-
Nói không với giày cao gót;
-
Băng đầu gối;
-
Kê cao đầu gối;
-
Dùng thuốc chống viêm không steroid. Lưu ý là các loại thuốc này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nên bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
-
Vật lý trị liệu và các bài tập kéo căng để "tái cân bằng" đầu gối;
-
Tập luyện các bộ môn không đòi hỏi nhiều sức nặng, áp lực lên khớp gối: Yoga, bơi lội, đi bộ,...
Tùy thuộc vào các triệu chứng và mức độ hoạt động của bạn, bạn cũng có thể chú ý thực hiện các biện pháp có lợi như:
-
Đảm bảo mang giày được thiết kế cho môn thể thao hoặc hoạt động cụ thể của bạn;
-
Đảm bảo bạn khởi động kỹ lưỡng trước bất kỳ hoạt động nào;
-
Thực hiện thói quen tập thể dục chân thường xuyên để giữ cho cơ đầu gối của bạn mạnh mẽ và linh hoạt;
-
Tránh các hoạt động gây đau đầu gối của bạn;
-
Chú ý đến các dấu hiệu ban đầu của cơn đau để tránh quá sức.
Mặc dù đau đầu gối ở thanh thiếu niên và thanh niên thường có thể được điều trị bảo tồn, song vẫn cần được đánh giá y tế khi cần thiết. Bởi vì nếu không kịp điều trị y tế sẽ có thể gây tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp và các vấn đề nghiêm trọng khác trong tương lai.
Mặc dù đau khớp gối ở người trẻ tuổi thường có thể được điều trị bảo tồn, song vẫn cần được đánh giá y tế khi cần thiết.
Khi nào cần phẫu thuật và loại phẫu thuật nào?
Để điều trị viêm xương khớp, phẫu thuật sẽ là cần thiết trong các trường hợp như sau:
-
Biện pháp bảo tồn đã thất bại;
-
Những triệu chứng bắt đầu nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống thì phẫu thuật sẽ được chỉ định.
Điều này có thể ở dạng thay thế một phần hoặc toàn bộ đầu gối. Để điều trị đau đầu gối, có thể cần một trong những điều sau:
-
Phẫu thuật cắt xương;
-
Phẫu thuật sửa chữa lỗ khóa sụn;
-
Cấy ghép khum;
-
Phẫu thuật cấy ghép xương;
-
Tái tạo dây chằng.
Những lưu ý giúp bảo vệ khớp gối, cải thiện triệu chứng đau khớp gối
Người trẻ tuổi bị đau khớp gối thường do vận động quá mức hoặc chấn thương gây ra. Các chấn thương phổ biến chẳng hạn như bong gân dây chằng, rách sụn chêm hoặc viêm gân thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Tuy nhiên các nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp có thể dẫn đến tàn tật nếu không được điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, các chấn thương trong quá khứ cũng có thể dẫn đến các chấn thương tái phát trong tương lai.
Do đó, để bảo vệ khớp gối, cải thiện các triệu chứng đau/ viêm khớp gối, bạn cần chú ý những điều sau đây:
Giảm cân là một trong những cách giảm áp lực đè lên khớp gối gây đau khớp gối.
-
Đảm bảo không gây áp lực đè nặng lên khớp gối;
-
Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học cũng như tập thể dục thường xuyên.
-
Sử dụng miếng đệm đầu gối để ngăn ngừa viêm bao hoạt dịch, đặc biệt là người bệnh phải quỳ nhiều.
-
Tránh chấn thương bằng cách luôn khởi động trước khi tập luyện.
-
Khi cơ thể mệt mỏi, không ráng sức mà hãy để cơ thể được nghỉ ngơi.
Tóm lại, đau khớp gối ở người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân và điều kiện y tế khác nhau. Vì vậy, quan trọng nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khi đã bị bệnh thì cần được đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân cụ thể và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu không, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí là dẫn đến tàn phế.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp