Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chốc lở ở tay xuất hiện do vi khuẩn, do lây lan từ người khác... Một số trường hợp vệ sinh tay không sạch sẽ cũng tạo cơ hội để ủ mầm bệnh, sinh sôi và phát triển.
Chốc lở ở tay là bệnh nhiễm trùng da thường gặp và rất dễ lây lan. Bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng, không phân biệt lứa tuổi hay giới tính. Vậy chốc lở này có nguy hiểm không, hãy cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách điều trị bệnh qua bài viết sau.
Chốc lở là căn bệnh lây lan nhanh, được phát hiện và đặt tên tại nước Anh từ thế kỷ 14. Chốc lở có tên gọi gốc là “impetere” (dịch ra có nghĩa là sự tấn công). Bệnh chốc lở có tốc độ lây nhiễm và ký sinh lên người bình thường ngang ngửa với vi khuẩn SARS-CoV-2 - mối thảm họa của nhân loại hiện nay.
Được biết, bệnh chốc lở ở tay với nguyên nhân chính gây nên là do vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và liên cầu nhóm A streptococcus. Khi tiếp xúc với vật thể ký sinh, vi cầu khuẩn sẽ xâm nhập vào mô tế bào, qua các vết xước, nứt da, phát ban, hoặc côn trùng cắn. Từ đó, tiến hành ký sinh, phát triển và hình thành nên vết chốc trên da và lây lan sang các vùng da lân cận.
Ngoài ra, bệnh chốc lở còn đo một số nguyên nhân khác gây nên như:
Các triệu chứng của bệnh chốc lở thường phát triển qua 4 giai đoạn:
Chốc lở thường là không nguy hiểm, nhưng đôi khi biến chứng có thể xảy ra:
Tưởng chừng như đây là một căn bệnh khá đơn giản và tự khỏi sau khoảng 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, nếu không có cách điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tái lại nhiều lần. Cùng với đó là một số bệnh lý khác về da như: Viêm quầng, viêm mô tế bào, hội chứng bong vảy da do tụ cầu, sốt tinh hồng nhiệt, mề đay, vảy nến thể giọt…
Việc điều trị bệnh chốc lở ở tay còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như nguy cơ mắc bệnh. Thông thường căn bệnh này hay được điều trị với các biện pháp như sau:
Việc điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh có thể kéo dài từ 5 - 7 ngày. Bạn có thể điều trị chốc lở bằng cách sử dụng thuốc mỡ hoặc kem như mupirocin, axit fusidic và bôi trực tiếp lên các khu vực bị nhiễm bệnh. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, nhằm tránh tình trạng kích ứng da.
Trong đó thuốc kháng sinh bôi tại chỗ dạng mỡ hoặc kem có thể bôi trực tiếp lên vết loét. Người bệnh nên ngâm trong nước ấm hoặc dùng gạc ướt để loại bỏ lớp vảy phủ bên trên.
Ngoài ra còn có thể dùng các thuốc kháng sinh đường uống khác như penicillin, amoxicillin, cephalosporin,… Kháng sinh đường uống được áp dụng cho các trường hợp có nhiều nốt mụn, vết loét. Bạn nên đảm bảo vẫn uống đầy đủ liều lượng thuốc kháng sinh được kê đơn cho ngay cả khi các vết chốc lở đã lành. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh chốc lở bằng các phương pháp tại nhà.
Bệnh chốc lở có tốc độ lây lan nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu có phương pháp ngăn ngừa phù hợp, thì hoàn toàn có thể trị tận gốc căn bệnh này. Cụ thể như:
Trên đây là những thông tin về bệnh chốc lở ở tay mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị và ngăn ngừa căn bệnh này.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.