Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân và triệu chứng nổi mề đay gây ngứa

Ngày 22/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nổi mề đay gây sưng tấy, đỏ, ngứa, rát khắp người là vấn đề ám ảnh của nhiều người. Căn bệnh này nếu không được điều trị đúng cách, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy như tắc nghẽn đường hô hấp, biến chứng sốc phản vệ, gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Mề đay là một bệnh viêm da thường gặp. Bệnh xuất hiện với các mảng đỏ, ngứa gây phù nề, sưng tấy bề mặt da. Bệnh được chia thành hai giai đoạn là giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có phản ứng dị ứng, phù nề mao mạch. Vì vậy, việc nhận biết và nắm rõ thông tin về căn bệnh này là vô cùng quan trọng.

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, người mắc bệnh mề đay có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm Bệnh mề đay có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Nổi mề đay gây ngứa là bệnh gì?

Mề đay là một phản ứng viêm của da. Bệnh phát triển khiến bề mặt da mẩn đỏ, phù nề, sưng tấy kèm theo ngứa ngáy dữ dội. Điều này khiến bệnh nhân thường xuyên mất tập trung, khó chịu, cáu gắt và hạn chế một số hoạt động hàng ngày.

Các nốt mẩn đỏ do nổi mề đay có thể mọc rải rác hoặc có thể xuất hiện trên cùng một bộ phận hay khu vực của cơ thể. Đôi khi, các nốt ban nhỏ và ngứa tụ lại thành một mảng lớn. Chà xát hoặc gãi bằng tay có thể khiến cơn ngứa lan ra khắp cơ thể.

Mề đay gây ngứa là một hiện tượng phổ biến. Bệnh có thể gặp ở người lớn và trẻ em, đặc biệt phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất.

Nguyên nhân nổi mề đay

Theo các chuyên gia và bác sĩ da liễu, hiện tại vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân của nổi mề đay gây mẩn ngứa. Tuy nhiên, một số yếu tố được liệt kê dưới đây có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và tiến triển của bệnh, bao gồm:

Thời tiết

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ thay đổi thất thường khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích ứng, điều này có thể dẫn đến viêm da dị ứng và nổi mề đay.

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, penicillin và một số loại thuốc khác có thể khiến người dùng gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Điều này bao gồm các phản ứng dị ứng như nổi mề đay gây ngứa.

Di truyền

Những người sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ hoặc họ hàng gần bị nổi mề đay hoặc dị ứng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Chế độ ăn uống

Những người bị dị ứng hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng thường bị nổi mề đay sau khi sử dụng những thực phẩm này.

Những người bị dị ứng hải sản có thể bị nổi mề đay sau khi sử dụng loại thực phẩm này Những người bị dị ứng hải sản có thể bị nổi mề đay sau khi sử dụng loại thực phẩm này

Bệnh lý

Bệnh mề đay thường gặp ở những người mắc bệnh gan.

Tiếp xúc với chất gây dị ứng

Bạn có thể bị nổi mề đay gây ngứa khi tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, hóa chất, nước bẩn...

Mề đay mãn tính vô căn

Mề đay mãn tính vô căn nghĩa là không xác định được nguyên nhân. Bệnh tái phát nhiều lần trong thời gian ngắn nhưng tự khỏi.

Sự nguy hiểm của bệnh mề đay

Bệnh mề đay không có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh rất khó kiểm soát khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, khó tập trung, da ngứa ngáy có thể tồi tệ hơn vào ban đêm. Từ đó, bệnh nhân ngủ li bì và mệt mỏi.

Ngoài ra, một số biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra nếu không được điều trị sớm như:

  • Nhiễm trùng: Ngứa dữ dội khiến cho việc chà xát và gãi không kiểm soát được. Điều này có thể gây ra tổn thương và trầy xước cho vùng da bị ảnh hưởng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hoại tử khó lành.
  • Phản ứng dị ứng: Mề đay có thể gây phù nề thanh quản, phù nề lưỡi gà dẫn đến khó thở, thở khò khè, tụt huyết áp, sốt cao. Trường hợp nghiêm trọng nếu không được điều trị, có thể dẫn đến suy tim và tử vong.
  • Các biến chứng khác: Khi bệnh mề đay của bạn không được kiểm soát tốt sẽ rất hay xảy ra một số biến chứng như phù mạch, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ...
Bệnh mề đay không được kiểm soát tốt sẽ khiến cơ thể của bạn thường xuyên mệt mỏi, suy nhược Bệnh mề đay  khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Triệu chứng nổi mề đay gây ngứa

Đối với bệnh mề đay cấp tính, các triệu chứng thường xuất hiện và biến mất trong vòng vài giờ đến vài ngày. Trong các trường hợp khác, các triệu chứng có thể kéo dài đến 6 tuần. Ở bệnh mề đay mãn tính, các triệu chứng của bệnh kéo dài trên 6 tuần.

  • Phát ban đỏ, sần sùi: Trên da phường có nhiều nốt mẩn đỏ, gồ ghề, không đồng đều, vùng da phường bị sưng tấy thành từng mảng. Sau đó, nó lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • Ngứa da: Vùng phát ban, mẩn ngứa có cảm giác ngứa dữ dội kèm theo đó là cảm giác nóng rát, khó chịu và bồn chồn. Tình trạng ngứa có thể trở nên tồi tệ hơn khi vùng bị ảnh hưởng bị trầy xước hoặc chà xát mạnh. Đồng thời, ban đỏ sưng tấy, mẩn đỏ lan rộng, da bị trầy xước, tổn thương.
  • Các triệu chứng khác: Sưng ở mí mắt, tai và môi, phù mạch, tiêu chảy và buồn nôn.

Để kiểm soát bệnh nổi mề đay gây ngứa, ngăn ngừa bệnh tái phát và biến chứng, người bệnh cần chủ động hơn trong việc xác định dấu hiệu bệnh và hạn chế tiếp xúc với dị nguyên. Ngoài ra, bạn cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, có chế độ sinh hoạt và chăm sóc da phù hợp. Đồng thời, tránh những thức ăn có thể khiến tình trạng dị ứng phát triển hoặc trầm trọng hơn.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm