Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Liệt dây thần kinh số 7 thường xuất hiện khá đột ngột. Sau một đêm ngon giấc và thức dậy vào buổi sáng, nhiều người bàng hoàng phát hiện mình bị liệt một bên mặt, gần như mất cảm giác và khuôn mặt không thể cử động bình thường. Điều này khiến người bệnh lo âu thắc mắc “Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không?” và có phương pháp nào điều trị hiệu quả không.
Tốc độ và khả năng phục hồi liệt dây thần kinh số 7 phụ thuộc rất lớn vào mức độ tổn thương và phương pháp điều trị. Nếu được phát hiện sớm và có hướng chữa trị đúng các triệu chứng liệt mặt sẽ nhanh chóng được cải thiện và không để lại di chứng về sau.
Dây thần kinh số 7 (dây thần kinh mặt) giữ nhiều chức năng liên quan đến kiểm soát vận động của nhóm cơ mặt đồng thời chi phối khả năng hoạt động của các tuyến điển hình (tuyến nước mắt, tuyến dưới hàm…). Chúng có đường đi phức tạp từ cầu não qua vùng thái dương xuống tuyến mang tai rồi đến các cơ vùng mặt. Do đó, nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh rất đa dạng, bao gồm:
Nhiễm lạnh đột ngột là nguyên nhân phổ biến gây ra liệt dây thần kinh số 7
Hầu hết các trường hợp, bệnh thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mặt, rất hiếm khi gây liệt cả hai bên. Các triệu chứng bệnh thường đột ngột xuất hiện trong khoảng 48 - 72 giờ và cải thiện dần sau vài tuần. Một số trường hợp cá biệt, tình trạng yếu cơ có thể kéo dài hơn hoặc liệt cơ vĩnh viễn.
Theo các nghiên cứu, tình trạng liệt dây thần kinh số 7 xảy ra khi có sưng hoặc viêm tạm thời, gây áp lực lên dây thần kinh điều khiển cơ mặt. Lúc này chức năng của dây thần kinh bị suy giảm khiến người bệnh khó kiểm soát các cơ hoặc biểu hiện cảm xúc trên gương mặt.
Khi tình trạng sưng viêm thuyên giảm, dây thần kinh sẽ bắt đầu hoạt động trở lại và các triệu chứng liệt mặt sẽ biến mất trong vài tháng.
Khả năng tự khỏi khi mắc liệt dây thần kinh số 7 còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Vấn đề liệt dây thần kinh số 7 tự khỏi được không phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh
Phác đồ điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên điển hình thường kết hợp các phương pháp của Tây y, Đông y và vật lý trị liệu.
Các loại thuốc dùng để điều trị liệt dây thần kinh số 7 bao gồm: Thuốc chống viêm (betamethasone, aspirin hoặc corticoid), thuốc tăng dẫn truyền thần kinh (Galantamine) và thuốc giãn mạch (Vinpocetine). Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định bổ sung thêm vitamin nhóm B, thuốc chống virus, thuốc tăng tái tạo tế bào thần kinh… tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
Lưu ý không được tự ý dùng thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên tại nhà mà cần thăm khám, nhận tư vấn và tuân thủ theo đúng chỉ định bác sĩ để tránh những tác dụng phụ ngoài mong muốn.
Theo Đông y, nguyên nhân gây liệt mặt có thể do: Trúng phong hàn, trúng phong nhiệt ở kinh lạc, do ứ huyết, can hỏa… Mỗi nguyên nhân sẽ có hướng điều trị và những bài thuốc khác nhau. Sử dụng thuốc Đông y kết hợp liệu pháp châm cứu, bấm huyệt giúp nâng cao khả năng phục hồi, đồng thời an toàn hơn so với sử dụng thuốc Tây y vì rất ít gây tác dụng phụ.
Hướng trị liệu này có vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng cho người liệt mặt. Các phương pháp quen thuộc của vật lý trị liệu gồm bấm huyệt, xoa bóp và châm cứu (thể châm) của Y học cổ truyền hay hồng ngoại, điện phân, điện xung… của Y học hiện đại. Bên cạnh đó, trên cơ sở kết hợp giữa Đông y và Tây y hiện nay còn có rất nhiều kỹ thuật mới ra đời như: Điện châm, thủy châm, cấy chỉ, laser châm…
Dựa vào tình hình bệnh trạng và mức độ đáp ứng điều trị, bác sĩ có thể lựa chọn và vận dụng linh hoạt các liệu pháp này trong quá trình chữa bệnh, người bệnh có thể được chỉ định 1 - 3 liệu trình, mỗi liệu trình từ 10 - 15 ngày.
Vật lý trị liệu đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị liệt dây thần kinh số 7
Can thiệp phẫu thuật có thể gây ra những sai sót, biến chứng và cần nhiều thời gian phục hồi nên thường được chỉ định cho các trường hợp liệt mặt ngoại biên ở giai đoạn nặng, điều trị nội khoa không cải thiện được. Tùy vào mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ lựa chọn phẫu thuật gỡ dính, nối hoặc ghép dây thần kinh để phục hồi chức năng cho bên mặt bị ảnh hưởng.
Để đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa biến chứng, bạn cần lưu ý những biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây:
Chăm sóc tốt bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7 sẽ giúp bệnh nhanh thuyên giảm
Liệt dây thần kinh số 7 có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh khó có thể tự khỏi nếu không được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị thích hợp. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm, tránh để lâu sẽ làm giảm tỷ lệ điều trị thành công và gia tăng nguy cơ biến chứng.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.