Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi được chỉ định chụp MRI nhiều người rất lo lắng vì đây là phương pháp dùng kỹ thuật cao nhằm chẩn đoán hình ảnh tốt hơn. Phương pháp này nhằm chẩn đoán các bệnh lý khó xác định như bệnh mạch máu, khối u hay viêm nhiễm… Câu hỏi được đặt ra chụp MRI cần chuẩn bị gì khi có thuốc đối quang từ?
Trước mỗi một phương pháp điều trị hoặc thăm khám mang tính chất chuyên sâu, bệnh nhân thường lo lắng về phương pháp đó có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không? Không phải ai cũng biết quy trình thực hiện trước khi tiến hành để đạt hiệu quả tốt nhất. Với phương pháp chụp MRI cần chuẩn bị gì? Phương pháp này có an toàn không luôn được người bệnh quan tâm chú ý. Nếu bạn muốn tìm hiểu thông tin này có thể theo dõi bài viết nhé!
Thuốc đối quang được sử dụng trong chụp MRI khá phổ biến và được đánh giá là an toàn. Phương pháp này cho phép bác sĩ chẩn đoán, đánh giá hiệu quả hơn nhiều bệnh lý ở các cơ quan trong cơ thể.
Thuốc đối quang MRI khác với thuốc đối quang từ trong chụp CT. Thuốc đối quang trong chụp CT thường là dung dịch chứa iod, có tác dụng cản tia bức xạ tia X nên có màu trắng sáng hơn trên phim. Trong loại dung dịch chứa iod này dễ gây tác dụng phụ và dị ứng, có thể gây ngứa ngáy, nóng, sốt, buồn nôn hoặc nặng hơn có thể gây sốc phản vệ.
Còn thuốc đối quang từ có thành phần chủ yếu là Gadolinium dùng trong chụp cộng hưởng từ MRI có tác dụng thay đổi từ tính của các phân tử nước, tăng chất lượng ảnh chụp MRI.
Nếu so sánh thì thành phần thuốc đối quang MRI ít gây dị ứng hơn so với chất đối quang từ gốc iod dùng trong chụp CT. Triệu chứng hiếm gặp như nổi mề đay, ngứa mắt… Đây là những triệu chứng khá nhẹ và có thể điều trị.
Hiện tại cũng chưa có nghiên cứu đáng tin cậy xác định nguy cơ của thuốc đối quang Gadolinium ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, cũng cần hạn chế thực hiện. Nếu như đây là cách duy nhất chẩn đoán quan trọng để quyết định điều trị thì vẫn có thể sử dụng. Vì vậy phụ nữ mang thai chỉ tiêm thuốc đối quang khi thực sự cần thiết. Khi đang nuôi con bú chỉ cần ngừng cho trẻ bú trong 24 giờ sau tiêm. Có một lưu ý là mẹ nên uống nhiều nước mục đích nhanh thải lọc qua đường tiểu.
Thuốc sử dụng đối quang trong chụp MRI an toàn kể cả với những đối tượng không thể chụp CT với thuốc đối quang như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và bệnh nhân suy thận…
Đồng thời vẫn cần đảm bảo quy trình an toàn phòng ngừa suy thận và dị ứng cho bệnh nhân có nguy cơ.
Bệnh nhân cần phải nhận thấy dấu hiệu cơ thể bị dị ứng thuốc đối quang quà thông báo với nhân viên y tế. Như vậy mới có thể xử lý sớm và hiệu quả tốt nhất. Sau vài giờ tiêm có thể sẽ có những triệu chứng như ngứa, nổi mề đay toàn thân. Đồng thời có cảm giác nóng từ vùng tay lan lên mặt và cổ hoặc một số vị trí khác, tâm trạng bất an, rối loạn vị giác… Tuy nhiên nếu gặp triệu chứng này bạn có thể yên tâm vì khá nhẹ. Triệu chứng này có thể không cần can thiệp y tế mà tự mất sau một thời gian.
Có một số triệu chứng dị ứng ít gặp có thể khiến người bệnh nổi mề đay và ngứa toàn thân, nôn nhiều, khó thở. Có thể co thắt phế quản, hạ huyết áp và cần theo dõi y tế và dùng thuốc điều trị triệu chứng.
Những trường hợp dị ứng với thuốc đối quang từ nặng rất hiếm gặp có thể nguy hiểm và cần can thiệp y tế gấp. Có thể gặp tình trạng tụt huyết áp cùng nguy cơ co giật toàn thân khiến người bệnh rối loạn ý thức, khó thở nặng, rối loạn nhịp tim hoặc thậm chí ngừng tim.
Khi thấy có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ liên quan đến dị ứng thuốc đối quang từ sau tiêm, cần thông báo với nhân viên y tế để được theo dõi can thiệp. Khi mới tiêm liều nhỏ thì sẽ dừng ngay không tiêm lượng lớn hơn vào cơ thể bệnh nhân. Trường hợp triệu chứng dị ứng nhẹ, dùng thuốc tại chỗ và theo dõi.
Khi bệnh nhân có dấu hiệu dị ứng nặng như khó thở, nôn ói thì nên đưa cấp cứu kịp thời để chăm sóc và xử trí sốc phản vệ ngăn ngừa biến chứng trở nặng. Nếu như bệnh nhân trở nặng thông thường được sử dụng Adrenalin, bổ sung dung dịch natri clorid 0.9% với liều lượng phù hợp. Nếu bị phù thanh môn sẽ đặt nội khí quản, mở khí quản hỗ trợ thở cho bệnh nhân. Nếu chăm sóc theo dõi tốt có thể phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Tỉ lệ tử vong do sốc thuốc đối quang từ rất hiếm gặp.
Chụp MRI cần chuẩn bị gì trước khi chụp là điều mọi người muốn biết. Để việc chụp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả thì khi chụp MRI có thuốc đối quang từ bạn cần lưu ý thực hiện chuẩn bị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thông thường đối với trường hợp tiêm thuốc đối quang từ được hướng dẫn nhịn ăn từ 4 - 6 giờ và uống vừa đủ. Trước khi chụp cần hạn chế những loại như rượu bia, thuốc lá, cà phê… Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị thì nên thông báo với bác sĩ để đảm bảo chụp hiệu quả.
Với trường hợp này được hướng dẫn cụ thể từ trước khi đặt lịch hẹn. Bởi vì bệnh nhân không tỉnh táo, khó kiểm soát tình trạng bản thân cần sử dụng thuốc gây mê. Tuy nhiên, cần phải được theo dõi y tế.
Khi kỹ thuật viên hướng dẫn nằm im, đúng tư thế vô cùng quan trọng và bệnh nhân cần tuân thủ. Kể cả trong quá trình chụp có lúc kỹ thuật viên có thể yêu cầu bệnh nhân nhịn thở, không nuốt nước bọt, thì việc tuân thủ là quan trọng để đạt hiệu quả nhất.
Trước khi vào phòng chụp cộng hưởng từ MRI, bệnh nhân sẽ ký vào giấy xác nhận.
Khi bệnh nhân trong phòng chụp MRI sẽ được kỹ thuật viên theo dõi liên tục nhịp tim, nhịp thở... gắn trên máy. Máy MRI gây ra nhiều tiếng ồn và có thể gây cảm giác ngột ngạt khi nằm lâu trong khoang máy dù không phát tia bức xạ như các máy X-quang, CT scanner. Nếu cảm thấy khó chịu trong khi chụp, người bệnh thông báo với kỹ thuật viên qua một quả bóng bóp ở tay. Khi đó, kỹ thuật viên sẽ hỗ trợ ngay lập tức. Khi tiêm thuốc đối quang, bệnh nhân sẽ được đặt sẵn một kim luồn nhỏ trong tĩnh mạch. Thuốc sẽ được tiêm vào tĩnh mạch. Và khi tiêm người bệnh sẽ không cảm thấy buốt, nóng như tiêm thuốc cản quang có I-ốt hoặc một số kháng sinh hay hóa chất khác mà khá dễ chịu. Đồng thời khoảng cách giữa 2 lần chụp cách nhau trên 7 ngày là có thể được ở những người bị suy thận.
Như vậy câu hỏi việc chụp MRI cần chuẩn bị gì đã rõ. Bạn hoàn toàn yên tâm bởi vì không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Bạn chỉ cần tuân thủ đúng các vấn đề an toàn trước và trong khi chụp.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp