Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Chụp MRI tai trong và những điều bạn cần biết

Ngày 11/12/2023
Kích thước chữ

Chụp MRI tai trong là phương án chẩn đoán hình ảnh sắc nét và phản ánh vấn đề trong tai chi tiết nhất nên được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Để tìm hiểu rõ hơn về kĩ thuật chụp MRI tai trong, Nhà thuốc Long Châu mời bạn theo dõi bài viết sau.

Chụp MRI tai trong là một trong những kĩ thuật được đánh giá cao nhất trong chẩn đoán hình ảnh, hỗ trợ rất nhiều trong quá trình thăm khám. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về chụp MRI tai trong.

Khi nào nên và không nên chụp MRI tai trong?

Tuy rằng chụp MRI tai trong được đánh giá cao cả về độ an toàn và hiệu quả nhưng không phải tất cả trường hợp có vấn đề về tai đều được chỉ định chụp MRI. Dưới đây là những trường hợp cụ thể nên và không nên chụp MRI tai trong.

Những trường hợp có thể chụp MRI tai trong

Theo chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa cho biết, để có thể đáp ứng chụp MRI tai trong gồm các bệnh nhân như:

  • Xuất hiện các cơn chóng mặt liên quan đến tiền đình.
  • Người bị ù tai kèm theo với triệu chứng hoa mắt chóng mặt.
  • Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Meniere.
  • Người bị tổn thương tai do khối u.
Chụp MRI tai trong và những điều bạn cần biết 1
Chụp MRI tai trong được áp dụng với trường hợp bệnh nhân bị ù tai kèm hoa mắt chóng mặt

Những trường hợp không nên chụp MRI tai trong

Đối với các tình huống bệnh lý cụ thể dưới đây, bác sĩ sẽ không chỉ định thực hiện chụp MRI tai trong nhằm tránh các phản ứng phụ nguy hiểm, cụ thể là:

  • Trường hợp có máy tạo nhịp tim.
  • Bệnh nhân đang mang đồ vật có từ tính và có nguy cơ cao gây nguy hiểm trong quá trình chụp MRI tai trong, điển hình là những bệnh nhân đang có kẹp phẫu thuật, van tim nhân tạo, điện cực ốc tai, mảnh đạn ở vùng nguy hiểm như hốc mắt,…
  • Người bệnh đang mang vật có từ tính trong vùng khảo sát, ví dụ như đinh nội tủy, nẹp vít kim loại,…
  • Bệnh nhân chuyển biến nặng và cần có máy hồi sức đi kèm.

Ngoài những trường hợp chống chỉ định tuyệt đối nêu trên, chụp MRI tai trong còn chống chỉ định tương đối với:

  • Phụ nữ đang mang thai dưới 3 tháng cần cân nhắc kĩ trước khi tiến hành.
  • Bệnh nhân bị kích động, mắc hội chứng lồng kín, bệnh nhân là trẻ em,…
  • Với các bệnh nhân bị kích động hoặc trẻ em chưa thực sự hợp tác trong quá trình thực hiện chụp MRI tai trong, bác sĩ có thể gây mê hoặc chỉ định thuốc an thần để hỗ trợ quá trình chụp MRI được thuận lợi nhất.

Riêng với chụp MRI có tiêm thuốc đối quang từ, những trường hợp không được chỉ định thực hiện gồm:

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc đối quang từ.
  • Bệnh nhân đang điều trị suy thận.

Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành chụp MRI tai trong?

Đối với bệnh nhân được chỉ định chụp MRI tai trong, hầu hết đều không cần chuẩn bị về mặt kĩ thuật hoặc dụng cụ. Người bệnh sẽ được bác sĩ trao đổi về quy trình và những rủi ro khi chụp cộng hưởng từ trước để cân nhắc kĩ. Ngoài ra cũng nên chú ý một số điều như:

  • Nếu cần thực hiện chụp MRI có tiêm thuốc đối quang từ, bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi chụp ít nhất 4 tiếng. Điều này sẽ được bác sĩ hướng dẫn, căn dặn trước đó.
  • Nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án và giấy chỉ định chụp MRI tai trong để tiện hơn khi bác sĩ cần.
  • Nên tìm hiểu và khai thác các thông tin lâm sàng về phương pháp sắp thực hiện từ bác sĩ.
  • Cần chuẩn bị trước tâm lý ổn định, không nên quá sợ hãi hoặc lo lắng vì có thể làm ảnh hưởng đến kết quả sau khi chụp MRI.
  • Bệnh nhân nên nằm im với một tư thế duy nhất trong suốt quá trình chụp MRI tai trong để không gây nhiễu tín hiệu.
  • Tốt nhất cần tháo bỏ tất cả các trang sức, vật dụng cá nhân có từ tính.
Chụp MRI tai trong và những điều bạn cần biết 2
Người bệnh cần tháo bỏ hết trang sức trước khi tiến hành chụp MRI tai trong

Chụp MRI tai trong được thực hiện bằng loại máy nào?

Tai là một bộ phận quan trọng và cũng rất nhạy cảm với bất cứ xâm nhập nào từ bên ngoài hoặc vấn đề bên trong tai. Khi tai đủ khỏe mạnh, âm thanh có thể truyền từ môi trường đến não bộ thông qua tai, từ đó đưa ra những phản ứng, hành vi tương ứng với những gì tai nghe được.

Cấu tạo bên trong của tai khá nhỏ, thường có cấu tạo từ 1mm đến vài mm nên việc chẩn đoán vấn đề ở tai hoặc thực hiện chụp MRI tai trong cũng gặp không ít khó khăn và nguy cơ. Theo các chuyên gia, cần có cách đánh giá tốt nhất, máy chụp MRI hiện đại hàng đầu, độ phân giải của hình ảnh phản chiếu phải cao để có thể chẩn đoán tốt nhất bệnh lý, vấn đề bên trong tai.

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại máy chụp MRI tai trong với từ lực thường thấy nhất là loại 1.5 Tesla và 3 Tesla. Cả 2 loại máy này đều có thể hỗ trợ chụp MRI tai trong và có những ưu, nhược điểm nhất định. Đối với tai trong, đa số bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp MRI bằng máy 3 Tesla vì chất lượng hình ảnh cao, độ phân giải lớn, hỗ trợ bác sĩ đánh giá được cấu trúc của tai chi tiết nhất.

Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh nhân bắt buộc phải chụp MRI bằng máy 3 Tesla để có thể đánh giá cấu trúc bên dưới của tai – nơi chỉ có cấu trúc 1mm đến vài mm, từ đó đánh giá các bộ phận của tiền đình trong thăm khám bệnh lý Meniere.

Chi tiết quy trình chụp MRI tai trong

Hầu hết các ca bệnh cần chụp MRI tai trong đều thực hiện theo quy trình dưới đây:

  • Đầu tiên bệnh nhân cần được bác sĩ được giải đáp mọi thắc mắc về việc chụp MRI tai trong, kể cả quy trình và rủi ro. Ở bước này bác sĩ cũng hướng dẫn người bệnh nhịn ăn tối thiểu 4 tiếng nếu áp dụng chụp MRI có tiêm thuốc đối quang từ.
  • Nếu có tiêm thuốc đối quang từ, người bệnh cần được xét nghiệm chức năng thận trước khi bắt đầu chụp. Việc này nhằm giúp bác sĩ biết được bệnh nhân có thể chụp MRI tiêm thuốc đối quang từ hay không. Quy trình xét nghiệm khá nhanh và được hỗ trợ tại hầu hết bệnh viện, cơ sở y tế.
  • Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về bệnh án, các bệnh từng mắc và thay đồ trước khi chụp MRI.
  • Người bệnh vào phòng chụp chuyên dụng, giữ tư thế nằm ngửa và được sử dụng coil sọ não, nghe nhạc hoặc nút tai trong suốt quá trình chụp MRI tai trong.
  • Quá trình tiến hành chụp MRI diễn ra trong khoảng 20 phút, thời gian này có thể nhanh hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng cụ thể.
  • Bác sĩ nhận định tình trạng bên trong tai thông qua hình ảnh hiển thị trên màn hình.
  • Trường hợp bệnh nhân không nằm yên được hoặc trẻ em chụp MRI có thể sẽ được gây mê hoặc dùng thuốc an thần trước khi tiến hành.
Chụp MRI tai trong và những điều bạn cần biết 3
Cần gây mê với những bệnh nhân không nằm yên được hoặc khi chụp MRI tai trong cho trẻ em

Mong rằng qua bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn về chụp MRI tai trong. Nếu được chỉ định thực hiện phương pháp này, bệnh nhân nên giữ tinh thần thoải mái để quá trình thực hiện được thuận lợi và có hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin