Nốt ruồi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà hiện nay, theo phong thủy, nó còn gây “trở ngại” về nhiều mặt. Chính vì thế nhiều người muốn tìm cách tẩy nốt ruồi để cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Vậy tẩy nốt ruồi có đau không? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời nhé.
Hầu hết các nốt ruồi đều lành tính, tuy nhiên trong một số trường hợp, nốt ruồi mọc ở những vị trí khác thường và cần được loại bỏ. Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này như tẩy nốt ruồi, đốt nốt ruồi bằng điện, tẩy nốt ruồi bằng laser,… Nhiều người thắc mắc tẩy nốt ruồi có đau không?
Định nghĩa về nốt ruồi
Nốt ruồi được hình thành là do kết quả của sự tăng sinh cục bộ của các tế bào sắc tố. Nó có thể là những chấm nhỏ có màu nâu, đỏ hoặc đen trên da, có hai loại, bẩm sinh và xuất hiện sau khi sinh. Nhìn chung, nốt ruồi được xếp thành các nhóm như sau:
Phẳng, dẹt trên da chúng ta và chỉ khác về màu sắc.
Dày hơn và nhô khỏi bề mặt da.
Phần giữa nhô cao hơn trên da và được bao quanh bởi một vùng sắc tố đồng nhất.
Nốt ruồi phát triển như thế nào?
Hầu hết các nốt ruồi trên da là lành tính, một số nốt ruồi có thể là dấu hiệu của khối u ác tính và nốt ruồi thường xuất hiện sau khi sinh. Mặc dù bệnh lý này chỉ chiếm khoảng 1% trong tất cả các loại ung thư da, nhưng nó lại chiếm phần lớn các ca tử vong do ung thư da. Lúc ban đầu, khối u ác tình này có thể trông giống như một nốt ruồi lành tính, nhưng theo thời gian nó sẽ vỡ ra và phát triển thành ác tính. Căn bệnh này là sẽ đáng báo động đối với những người có nhiều nốt ruồi, đặc biệt là những người có hơn 100 nốt ruồi trên toàn bộ cơ thể.
Các dấu hiệu cảnh báo nốt ruồi đã phát triển thành ung thư bao gồm:
Không cân xứng, lệch nhau.
Không thể xác định ranh giới của nốt ruồi.
Sai lệch màu sắc.
Kích thước lớn hơn 6 mm.
Nốt ruồi phát triển bằng cách thay đổi kích thước, hình dạng và màu sắc.
Theo quan sát, trong thực tế có những nốt ruồi lớn hơn mức bình thường và hình dạng không đồng đều. Đây là loại nốt ruồi thường có màu không đồng đều, thường đậm màu ở trung tâm và nhạt hơn ở xung quanh viền. Những loại nốt ruồi này có nhiều khả năng phát triển khối u ác tính hơn bình thường. Thực tế chứng minh, những người có nhiều hơn 10 loại nốt ruồi giống như này sẽ gặp nguy cơ phát triển thành nốt ruồi ác tính cao gấp 12 lần so với bình thường. Vì vậy, nếu phát hiện những bất thường ở nốt ruồi thì phải đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để đánh giá nguy cơ ung thư da.
Trả lời cho câu hỏi tẩy nốt ruồi có đau không?
Hầu hết các nốt ruồi trên cơ thể con người là lành tính và giữ nguyên hình dạng cũng như kích thước theo thời gian. Nhiều người thắc mắc tẩy nốt ruồi có đau không? Trên thực tế, trong trường hợp là nốt ruồi lành tính thì việc bạn quyết định tẩy nốt ruồi và thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín thì chắc chắn sẽ không gây đau đớn, vậy nên bạn đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi một nốt ruồi là ác tính, hay nốt ruồi bệnh lý và được loại bỏ ở những cơ sở y tế kém chất lượng sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khó lường.
Gợi ý cho bạn một số phương pháp tẩy nốt ruồi hiện nay
Ngày nay, với công nghệ hiện đại, chúng ta có thể lựa chọn nhiều phương pháp giúp loại bỏ nốt ruồi. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể và đưa ra phương pháp tẩy nốt ruồi phù hợp. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp tẩy nốt ruồi được nhiều người tham khảo nhất hiện nay:
Tẩy nốt ruồi bằng laser: Tẩy nốt ruồi bằng laser là phương pháp được đánh giá là hiện đại và được ưa chuộng nhất hiện nay bởi vì công nghệ này vừa đảm bảo được tính an toàn mà lại đem lại hiệu quả cao. Bác sĩ dùng máy laser để chiếu tác động lên vùng nốt ruồi cần được đốt. Tia laser sẽ tác động lên nốt ruồi để loại bỏ tế bào sắc tố ở da và tế bào sắc tố sâu dưới da.
Đốt điện để tẩy nốt ruồi: Phương pháp này đòi hỏi bạn phải thực hiện nhiều lần. Đốt điện để tẩy nốt ruồi tức là dòng điện sẽ tác động lên nốt ruồi và phá hủy mô của nó. Nhưng rủi ro là nếu thực hiện không đúng cách thì có thể dễ dàng gây tổn thương trên vùng da lành ở xung quanh.
Dùng hóa chất tẩy nốt ruồi: Phương pháp này thường được áp dụng cho những nốt ruồi lành tính, nhỏ và ít. Tuy nhiên, hiệu quả không được đảm bảo và có thể để lại sẹo, hóa chất còn có thể gây tổn thương da.
Thực hiện tiểu phẫu: Ở một số trường hợp nhất định như là nốt ruồi có kích thước lớn, bề mặt sần sùi và nằm sâu dưới lớp da thì lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm để xác định chắc chắn đây là nốt ruồi lành tính hay ác tính. Sau đó, các bác sĩ sẽ xem xét có nên phẫu thuật cắt bỏ nó hay không và phương án điều trị sau đó nên như thế nào?
Tự tẩy nốt ruồi tại nhà: Nhiều người tẩy nốt ruồi tại nhà bằng nhiều mẹo dân gian như sử dụng tỏi, mật ong, dầu thầu dầu hoặc nước ép hành tây,... Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận vì những phương pháp này hoàn toàn chưa được kiểm nghiệm và chưa có kết luận khoa học nào để đảm bảo chúng an toàn với người sử dụng nó.
Những lưu ý sau khi tẩy nốt ruồi
Dù thực hiện phương pháp tẩy nốt ruồi nào trên đây thì việc chăm sóc da sau điều trị cũng cần phải lưu ý, bởi nếu thực hiện không đúng cách sẽ rất dễ có nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng thành những vết sẹo lõm/lồi gây mất thẩm mỹ. Dưới đây là một số điều bạn nên chú ý:
Vệ sinh vùng da đã tẩy nốt ruồi: Khi thay băng chỉ nên dùng nước muối sinh lý hoặc betadine để rửa. Tránh sử dụng hydro peroxide, vì nó ảnh hưởng xấu đến tốc độ chữa lành vết thương.
Chỉ sử dụng thuốc bôi khi bạn được bác sĩ chỉ định hoặc vết thương do tẩy nốt ruồi đã lành hẳn.
Khi ăn uống phải chú ý tránh những thực phẩm làm tăng khả năng hình thành sẹo lồi và nguy cơ kích ứng, ngứa da, dị ứng da ở vết thương điều trị.
Hạn chế gãi, hay chà xát mạnh vào vùng da vẫn bị tổn thương.
Cho đến khi da lành hẳn thì bạn mới nên sử dụng mỹ phẩm đồng thời trong thời gian chăm sóc vết thương, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Những chia sẻ trên của Nhà thuốc Long Châu hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi tẩy nốt ruồi có đau không. Để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn phương pháp loại bỏ phù hợp và an toàn nhất nhé.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.