Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan là một trong các xét nghiệm sinh hoá phổ biến hiện nay. Vậy các chỉ số xét nghiệm gan này tăng hay giảm có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu cách đọc chỉ số xét nghiệm gan dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Xét nghiệm chức năng gan là yêu cầu được bác sĩ chỉ định thực hiện khi cần kiểm tra và đánh giá sức khỏe gan của bạn. Vậy bạn đã biết cách đọc chỉ số xét nghiệm gan chưa? Cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Xét nghiệm gan là một trong những loại xét nghiệm máu phổ biến nhất để kiểm tra chức năng gan. Việc lấy mẫu máu thường được thực hiện từ tĩnh mạch và được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Kết quả chỉ số từ xét nghiệm sẽ được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề liên quan đến gan. Nếu kết quả cho thấy các chỉ số bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành các bước thăm khám và xét nghiệm khác như sinh thiết gan, chụp CT hay MRI để xác định chính xác tình trạng gan của bệnh nhân.
Mục đích của chính của xét nghiệm gan bao gồm:
Nắm rõ cách đọc chỉ số xét nghiệm gan sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với kết quả xét nghiệm máu về gan. Từ đó phối hợp hiệu quả với bác sĩ trong việc điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý về gan tiến triển. Dưới đây là cách đọc chỉ số xét nghiệm gan cơ bản:
Xét nghiệm bilirubin là một phần không thể thiếu trong các xét nghiệm gan, bởi vì nó cung cấp thông tin về mức độ tổn thương của gan. Khi hemoglobin trong hồng cầu cũ bị phá hủy, nó chuyển hóa thành bilirubin trong quá trình tái tạo tế bào hồng cầu. Các chỉ số bilirubin bình thường nằm trong mức như sau:
Nếu nồng độ bilirubin cao hơn giá trị bình thường, người bệnh sẽ trở nên vàng da và mắt và có thể đi tiểu màu đậm. Đây cũng có thể là biểu hiện của các tình trạng tổn thương gan, suy gan.
Albumin chiếm một tỷ lệ lớn từ 60 đến 80% tổng lượng protein có trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Giá trị albumin bình thường nằm trong khoảng từ 28 - 54 g/l. Khi chỉ số này giảm thấp hơn giá trị bình thường, điều này có thể cho thấy chức năng gan bị suy giảm, mắc bệnh gan mạn tính hoặc bị xơ gan. Ngoài ra, điều này cũng có thể chỉ ra tình trạng dinh dưỡng kém của cơ thể nếu albumin không được sản xuất đủ.
Nhắc đến cách đọc chỉ số xét nghiệm gan thì người ta thường nghĩ ngay đến các chỉ số men gan. Dưới đây là những chỉ số men gan quan trọng, thường sử dụng trong xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan của bệnh nhân:
ALT (Alanine Aminotransferase): Đây là loại enzym có nhiệm vụ chuyển hoá axit amin trong cơ thể. Giá trị thông thường của ALT là từ 0 - 40 u/l. Nếu có giá trị cao hơn, có thể chỉ ra tổn thương gan. So với AST thì đây là chỉ số có độ nhạy và đặc hiệu hơn trong chẩn đoán bệnh lý xơ gan, viêm gan do rượu.
AST (Aspartate Aminotransferase): Chỉ số này cho thấy mức độ phá huỷ tế bào gan. Giá trị thông thường cho AST là dưới 37 u/l. Khi giá trị AST cao hơn, có thể chỉ ra sự tổn thương gan. Trong nhiều trường hợp người bị viêm gan mạn tính, chỉ số AST có thể tăng gấp 20 lần.
ALP (Alkaline Phosphatase): ALP cho thấy việc sản xuất men gan và mật. Giá trị thông thường của ALP ở người lớn khoảng 53 - 128 ui/l. Đây là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng gan. Nếu ALP tăng gấp khoảng 2 lần so với bình thường thì có thể cho phép chẩn đoán viêm gan, xơ gan hoặc bệnh lý ác tính di căn đến gan. Nếu chỉ số ALP tăng cao hơn nữa thì có thể chẩn đoán tắc mật. Lưu ý rằng chỉ số ALP bình thường khác nhau ở từng người, tuỳ vào độ tuổi và thể trạng.
GGT (Gamma-Glutamyl Transpeptidase): GGT là chỉ số đánh giá mức độ tổn thương gan và đường mật. Giá trị thông thường của GGT là từ 20 - 40 ui/l. Chỉ số này tăng cao có thể là do xơ gan do rượu bia, viêm gan do virus, tắc nghẽn mật, ung thư gan do di căn,...
Thời gian prothrombin (PT): Chỉ số đo lường thời gian cần để máu đông lại (PT) thường khảo sát cho thấy trong khoảng 12 giây ± 1. Nếu thời gian đông máu kéo dài hơn 12 giây ± 1, điều này có thể cho thấy bệnh nhân đang có nguy cơ gặp phải tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng, suy gan,...
Việc kiểm tra các chỉ số xét nghiệm gan này giúp bác sĩ đánh giá chức năng gan của bệnh nhân và quyết định liệu liệu pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, cần phải xem xét kết hợp với các chỉ số khác và tiến hành các xét nghiệm bổ sung để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Bên cạnh việc nắm rõ cách đọc chỉ số xét nghiệm gan thì trước khi thực hiện xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan, bạn cũng cần chú ý:
Lưu ý những điều trên sẽ giúp kết quả xét nghiệm chính xác và đáng tin cậy hơn, từ đó bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ cách đọc chỉ số xét nghiệm gan. Từ đó, đừng quá lo lắng khi bác sĩ đề nghị thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng gan nhé!
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.