Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cơ chế hình thành bệnh vôi hóa tuyến tiền liệt mà bạn nên biết

Ngày 20/09/2022
Kích thước chữ

Hiện nay, khá nhiều nam giới đang đối diện với tình trạng vôi hóa tuyến tiền liệt. Vậy cơ chế hình thành bệnh như thế nào, có nguy hiểm không?

Vôi hóa tuyến tiền liệt là căn bệnh thường gặp ở nam giới. Đặc biệt là những đối tượng ở độ tuổi trung niên. Bệnh hầu hết không có biểu hiện triệu chứng, cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, việc nắm bắt được cơ chế hình thành bệnh sẽ giúp bạn chủ động ngăn ngừa và điều trị. 

Tìm hiểu về tình trạng vôi hóa tuyến tiền liệt

Vôi hóa tuyến tiền liệt là hiện tượng lắng đọng canxi tuyến tiền liệt. Đa số các trường hợp bị vôi hóa đều không gây bất kỳ triệu chứng đau nhức, hay khó chịu nào cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh sẽ rất dễ nhận ra nếu đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thông qua các máy siêu âm, hoặc chụp X-quang.

Cho đến hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng vôi hóa tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích và đánh giá, người ta nhận thấy rằng, bệnh vôi hóa ở tuyến tiền liệt có liên quan đến các bệnh ở bộ phận này như: Viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt.

Theo thống kê hàng năm, có đến 75% nam giới trung niên bị mắc bệnh vôi hóa ở tuyến tiền liệt. Xuất phát từ các biểu hiện nhỏ như: Đau, hoặc chuột rút cơ ở háng và vùng bụng dưới. Đôi khi có một số hạch nổi lên với kích thước đủ lớn (trên 3 cm).

Hiện tượng sỏi tuyến tiền liệt là một dạng vôi hóa có nguyên nhân đến từ bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì thế, ở tình trạng này, người bệnh sẽ có cảm giác cộm khi di chuyển hoặc cảm giác đau nhức mỗi lần đi tiểu hay quan hệ. 

Vôi hoá tuyến tiền liệt không gây khó chịu cho người bệnh Vôi hoá tuyến tiền liệt

Triệu chứng khi bị vôi hóa tuyến tiền liệt

Vôi hóa là một trong những bệnh rất khó phát hiện, bởi người bệnh hầu như sẽ không gặp một triệu chứng cụ thể nào trong quá trình nhiễm bệnh. Bệnh chỉ có thể phát hiện khi vô tình đi khám hoặc khi bệnh chuyển biến nặng thành ung thư. 

Một số cảnh báo về triệu chứng riêng biệt, có nguy cơ cao mắc vôi hoá ở tuyến tiền liệt mà bạn nên chú ý:

  • Nhận biết vôi hóa tuyến tiền liệt thông qua hệ thống bài tiết: Khi chớm bị vôi hóa, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như tiểu khó, nước tiểu ra yếu, có cảm giác hơi đau, hoặc nóng rát khi tiểu, đi tiểu thường xuyên... Tuy nhiên, những biểu hiện này thường khá giống với bệnh viêm tuyến tiền liệt. Vì thế bạn nên cẩn thận khi phát hiện hiện tượng lạ trong quá trình bài tiết.
  • Xuất hiện một số cơn đau nhói bất thường ở háng hoặc bụng.
  • Sau khi quan hệ, cảm giác đau ở vùng đáy chậu, dương vật hoặc trực tràng.
  • Cảm thấy tức, khó chịu ở tinh hoàn, dương vật. Đặc biệt là khi vận động mạnh, hoặc ngồi lâu.
  • Tinh dịch chuyển màu vàng nhạt, tia dịch yếu, chỉ chảy ra và không xuất mạnh như trước. Điều này cũng gây cản trở ít nhiều trong quá trình xuất tinh ở nam giới.
Triệu chứng khi bị vôi hóa tuyến tiền liệt Tiểu khó là một trong những dấu hiệu nhận biết vôi hoá tuyến tiền liệt

Bệnh vôi hóa tiền liệt tuyến không phải lúc nào cũng gây ra các dấu hiệu bất thường cho người bệnh nhận biết. Những triệu chứng chỉ xảy ra nhất thời, trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu kích thước vôi hóa đủ lớn, chúng cũng có thể gây ra các triệu chứng như: Rối loạn đường tiết niệu dưới, phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh vôi hóa tuyến tiền liệt

Vôi hóa tiền liệt tuyến có thể được phát hiện thông qua một số phương pháp kiểm tra cận lâm sàng như:

  • Siêu âm: Phát hiện khi thực hiện siêu âm tuyến tiền liệt cắt ngang. Vôi hóa tiền liệt tuyến sẽ xuất hiện dưới dạng các ổ sáng, hiển thị trên màn phim.
  • Chụp ảnh phóng xạ: Phương pháp này thường tìm thấy các vụn vôi hóa tiền liệt tuyến ở thùy bên và tùy sau.
  • Chụp ảnh X-quang.
  • Chụp CT: Tình trạng vôi hóa tiền liệt tuyến sẽ xuất hiện dưới dạng tiêu điểm tăng cường. Vôi hóa càng cao thì điểm tăng cường càng dày.
  • Chụp MRI: Đây là phương pháp ít được ưu tiên, bởi các nốt vôi hóa thường khó hình dung trên MRI.

Việc tìm vôi hóa tiền liệt tuyến có thể được phát hiện ngay cả khi bệnh nhân đang mang các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt. Các vết vôi hóa thường có kích thước nhỏ, không gây biến chứng, hoặc phát triển thành các viên sỏi có kích thước lớn.

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng vôi hóa tuyến tiền liệt

Bệnh vôi hóa tiền liệt tuyến sẽ không đáng lo ngại nếu chúng ta có ý thức chăm sóc sức khỏe. Vậy bạn nên làm gì để ngăn ngừa bệnh lý này?

  • Thực hiện thói quen uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Điều này mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hỗ trợ đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Từ đó, có thể đảm bảo được chức năng của thận, ngăn ngừa vôi hóa ở tuyến tiền liệt.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu bia và thuốc lá.
  • Tạo kế hoạch ăn uống hợp lý: Không nên ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, hoặc quá mặn. Thay vào đó, bạn nên bổ sung nhiều vitamin từ các loại rau, củ, quả, kết hợp với protein từ thịt, trứng, sữa một cách khoa học.
Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa vôi hoá tuyến tiền liệt Uống đủ nước mỗi ngày

Như vậy, tình trạng vôi hóa tuyến tiền liệt ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Tuy đây là bệnh khó phát hiện triệu chứng, nhưng bạn vẫn có thể ngăn ngừa bằng thực đơn ăn uống khoa học. Ngoài ra, nam giới còn cần chú ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể, dành thời gian đi khám định kỳ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.