Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Hyperplasia là gì? Sự khác biệt giữa tăng sản và phì đại là gì?

Ngày 25/10/2024
Kích thước chữ

Tăng sản (hyperplasia) là sự gia tăng số lượng tế bào trong một mô hoặc cơ quan cụ thể. Mặc dù tăng sản thường không nguy hiểm và có thể là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm các loại ung thư. Vậy hyperplasia là gì?

Hyperplasia là gì? Việc hiểu rõ về về tình trạng hyperplasia (tăng sản) sẽ giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan.

Hyperplasia là gì?

Hyperplasia là gì? Hyperplasia hay còn gọi tăng sản, là sự gia tăng sản xuất tế bào trong một cơ quan hoặc mô khỏe mạnh, nó có thể là sinh lý hoặc bệnh lý. Tăng sản sinh lý là vô hại, nó có thể xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong đời, chẳng hạn như trong một số trường hợp mang thai.

Tăng sản là một biến đổi không liên quan đến ung thư, ám chỉ sự gia tăng số lượng tế bào so với trạng thái bình thường. Biến đổi này chỉ được phát hiện khi mẫu mô được quan sát dưới kính hiển vi.

Hyperplasia là gì? Sự khác biệt giữa tăng sản và phì đại là gì? 1
Bạn có biết hyperplasia là gì?

Có các loại tăng sản nào?

Tăng sản có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Ở một số cơ quan, sự thay đổi này được đặt tên theo loại tăng sản ở khu vực đó, hình dạng của mô hoặc cấu trúc của tế bào khi quan sát dưới kính hiển vi. Những tên gọi này giúp làm rõ hơn đặc tính của sự tăng sản trong từng trường hợp cụ thể. Các loại hyperplasia phổ biến như:

Tăng sản tiền liệt tuyến

Tăng sản tiền liệt tuyến là một loại u phổ biến ở nam giới trung niên. Kích thước của u tiền liệt tuyến có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. Đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới lớn tuổi, tuy không gây tử vong nhưng có thể làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Tăng sản tuyến vú

Tăng sản tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên từ 35-40 tuổi. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào lót lòng ống dẫn hoặc thùy tuyến vú phát triển quá mức. Tăng sản tuyến vú được chia thành hai loại là tăng sản tuyến vú thông thường (điển hình) và tăng sản tuyến vú không điển hình.

  • Tăng sản tuyến vú điển hình là dạng phổ biến nhất. Trong trường hợp này, số lượng tế bào tăng lên nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc và hình dạng bình thường. Phụ nữ bị tăng sản tuyến vú điển hình có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp đôi so với những phụ nữ không có bất thường ở vú.
  • Tăng sản tuyến vú không điển hình xảy ra khi các tế bào tuyến vú không chỉ tăng về số lượng mà còn có sự thay đổi bất thường về hình dạng và kích thước. Nếu các tế bào này tiếp tục phân chia và trở nên bất thường hơn theo thời gian, chúng có thể phát triển thành ung thư vú.
Hyperplasia là gì? Sự khác biệt giữa tăng sản và phì đại là gì? 2
Tăng sản tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên

Tăng sản nội mạc tử cung

Tăng sản nội mạc tử cung là tình trạng lớp niêm mạc tử cung trở nên dày lên do sự tăng trưởng tế bào dư thừa. Mặc dù không phải là ung thư nhưng tình trạng này có thể dẫn đến ung thư tử cung trong một số trường hợp.

Nội mạc tử cung có khả năng thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt để đáp ứng với hormone. Ở đầu chu kỳ, hormone estrogen do buồng trứng sản xuất giúp lớp niêm mạc phát triển và dày lên, chuẩn bị cho tử cung tiếp nhận thai kỳ. Đến giữa chu kỳ, trứng được giải phóng từ buồng trứng (sự rụng trứng). Sau đó, hormone progesterone bắt đầu được sản sinh. Progesterone giúp nội mạc tử cung sẵn sàng tiếp nhận và nuôi dưỡng trứng thụ tinh. Nếu không có thai, cả hai hormone estrogen và progesterone sẽ giảm dần. Khi progesterone bắt đầu giảm, nó sẽ gây ra kinh nguyệt hoặc làm bong tróc lớp niêm mạc. Khi lớp niêm mạc bị tróc hoàn toàn, một chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu.

Tăng sinh nội mạc tử cung thường xảy ra do mức estrogen cao nhưng thiếu progesterone. Nếu rụng trứng không xảy ra, progesterone sẽ không được sản xuất và lớp niêm mạc sẽ không bị bong tróc. Nội mạc tử cung có thể tiếp tục dày lên do sự kích thích của estrogen. Các tế bào trong lớp niêm mạc có thể tích tụ và trở nên bất thường. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành ung thư.

Tăng sản có phải là một loại ung thư?

Tăng sản không được xem là một loại ung thư. Tuy nhiên, một số dạng tăng sản có thể được coi là tình trạng tiền ung thư, có khả năng chuyển thành ung thư theo thời gian. Những dạng tiền ung thư này thường được hình thành từ các tế bào có hình thái bất thường. Các nhà bệnh lý học thường gọi những tế bào này là tế bào không điển hình.

Hyperplasia là gì? Sự khác biệt giữa tăng sản và phì đại là gì? 3
Tăng sản không được xem là một loại ung thư

Sự khác biệt giữa tăng sản và phì đại là gì?

Sau khi tìm hiểu về hyperplasia là gì?, chúng ta tiếp tục giải đáp về sự khác biệt giữa tăng sản và phì đại. Tăng sản và phì đại đều dẫn đến sự tăng kích thước của mô nhưng chúng khác nhau về bản chất. Trong khi tăng sản liên quan đến sự gia tăng số lượng tế bào, phì đại lại có bản chất là gia tăng kích thước của mỗi tế bào.

Hyperplasia là gì? Sự khác biệt giữa tăng sản và phì đại là gì? 4
Tăng sản và phì đại đều dẫn đến sự tăng kích thước của mô nhưng chúng khác nhau về bản chất

Bài viết trên đã giải đáp hyperplasia là gì? Việc nhận biết và hiểu rõ tăng sản sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về những thay đổi của cơ thể, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ để ngăn ngừa và điều trị các biến chứng tiềm ẩn liên quan đến tăng sản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin