Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Có kinh sớm hơn 10 ngày có sao không? Cách chăm sóc sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt

Ngày 05/10/2023
Kích thước chữ

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý rất bình thường ở cơ thể nữ giới. Tuy nhiên nếu quá trình hành kinh sớm hoặc muộn thì đều là dấu hiệu đáng lo ngại về sức khỏe. Có kinh sớm hơn 10 ngày có sao không là thắc mắc nhiều chị em đặt ra.

Kinh nguyệt phản ánh được sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn thì chứng tỏ sức khỏe của bạn đang rất tốt. Ngược lại không thể chủ quan trước những dấu hiệu bất thường, vậy có kinh sớm hơn 10 ngày có sao không?

Kinh nguyệt và sức khỏe nữ giới

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài khoảng 21 - 39 ngày và số ngày hành kinh bình thường sẽ từ 2 - 7 ngày. Tuy nhiên tình trạng có kinh sớm rất hay xảy ra vậy nên nhiều chị em lo lắng và thắc mắc rằng có kinh sớm hơn 10 ngày có sao không. Thực tế kinh nguyệt sẽ phản ánh rõ ràng nhất sức khoẻ của nữ giới bởi chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu gặp những dấu hiệu sau thì tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ:

  • Lượng máu kinh nhiều: Nếu trong thời kỳ hành kinh, lượng máu ra quá nhiều thì rất có thể bạn gặp vấn đề về cơ quan sinh sản như nhiễm trùng, viêm nhiễm vùng chậu, do tác dụng phụ của thuốc chống đông máu hay đặt vòng tránh thai. Mất máu nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của nữ giới khiến chị em dễ bị suy nhược, xanh xao, tim đập nhanh và mệt mỏi.
  • Trễ kinh hoặc ra ít máu: Nếu gặp căng thẳng thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng trễ kinh, mất cân bằng hormone, sụt cân từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh nguyệt. Đặc biệt nếu lượng máu lúc hành kinh ngày càng ít cùng các dấu hiệu như nổi mụn trứng cá thì rất có thể bạn đã mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Đau bất thường: Hiện tượng đau bụng, nhức mỏi và tâm trạng thay đổi khi hành kinh là điều bình thường. Tuy nhiên nếu các cơn đau ngày càng trầm trọng khiến bạn mất ngủ, kiệt sức cùng với màu sắc của máu kinh thay đổi, sẫm hoặc nhạt hơn thường ngày thí khả năng cao bạn gặp lạc nội mạc tử cung hay nội tiết tố thay đổi theo chiều hướng xấu.
Góc giải đáp: Có kinh sớm hơn 10 ngày có sao không? 1
Kinh nguyệt và sức khoẻ nữ giới có mối quan hệ chặt chẽ

Tóm lại kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản có mối liên hệ thống nhất với nhau. Vậy nên khi có những triệu chứng bất thường thì buộc phải gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có kinh sớm hơn 10 ngày có sao không?

Kinh nguyệt đến sớm so với dự kiện có thể là do mất cân bằng hormone. Đôi khi tình trạng tới tháng sớm còn bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

Độ tuổi

Chu kỳ kinh nguyệt không đều rất dễ xảy ra ở lứa tuổi dậy thì hoặc phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh:

  • Ở tuổi dậy thì: Giai đoạn này việc kinh nguyệt đến sớm không cần phải quá lo lắng bởi chu kỳ sẽ trở nên đều đặn hơn về sau, khi cơ quan sinh dục đã “trưởng thành” hoàn toàn.
  • Ở tuổi tiền mãn kinh: Phụ nữ ở độ tuổi này có kinh nguyệt sớm hơn bình thường và nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu kinh nguyệt tới sớm trong 3 kỳ liên tiếp thì phải thăm khám bác sĩ.
Góc giải đáp: Có kinh sớm hơn 10 ngày có sao không? 2
Vừa bước vào độ tuổi dậy thì, kinh nguyệt thường đến sớm ở giai đoạn đầu

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Những phương pháp tránh thai liên quan đến nội tiết tố nữ như uống thuốc tránh thai hằng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp, tiêm thuốc tránh thai đều sẽ làm kinh nguyệt đến sớm. Bởi trong loại thuốc này có chứa hormone làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Ngoài ra bạn cũng có thể gặp một số tác dụng phụ như chuột rút, đau ngực, đau đầu, buồn nôn, nổi mụn.

Vậy có kinh sớm hơn 10 ngày có sao không? Nếu do tác dụng của thuốc điều trị bệnh thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp. Một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc tuyến giáp, thuốc giảm đau aspirin đều khiến chị em có kinh sớm hơn bình thường.

Mắc bệnh phụ khoa

Có kinh nguyệt sớm thật sự đáng lo ngại nếu bạn mắc bệnh phụ khoa như buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung. Lúc này cơ thể bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường như chảy máu nhiều, kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới, đau khi quan hệ. Bệnh phụ khoa sẽ đe dọa đến sức khỏe sinh sản của bạn một cách nghiêm trọng nên phải thăm khám càng sớm càng tốt.

Góc giải đáp: Có kinh sớm hơn 10 ngày có sao không? 3
Có kinh sớm hơn 10 ngày có sao không? Rất có thể bạn đang mắc bệnh phụ khoa

Mắc bệnh nhiễm trùng

Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai có khả năng dẫn đến chảy máu âm đạo hoặc ra máu giữa các kỳ kinh. Chính sự chảy máu bất thường này khiến chị em tin tưởng rằng mình có kinh sớm hơn thường lệ. Một số dấu hiệu khi mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục phải chú ý như âm đạo tiết dịch vàng, rát buốt khi đi tiểu, đau khi quan hệ.

Tóm lại nếu hiện tượng có kinh nguyệt sớm chỉ thỉnh thoảng xảy ra thì không có vấn đề gì phải quan ngại. Nhưng tình trạng này xuất hiện đều đặn đi kèm với các triệu chứng sức khỏe bất thường buộc bạn phải thăm khám sớm nhất có thể.

Cách chăm sóc sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt

Sau khi giải đáp được thắc mắc có kinh sớm hơn 10 ngày có sao không thì bạn nên quan tâm đến cách chăm sóc bản thân trong kỳ “đèn đỏ”:

Về chế độ ăn uống

Lúc hành kinh phải chú ý đến tăng cường sự trao đổi chất nhiều hơn. Hãy thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như: Bổ sung thực phẩm giàu protein và thức ăn có nhiều canxi giúp ích cho quá trình đông máu. Tiêu thụ nhiều hơn các loại rau xanh và trái cây giàu Vitamin C và B6, có thể ăn nhiều thịt gà, các loại hạt, chuối, khoai tây, trái cây họ cam quýt.

Ngoài ra nên uống nhiều nước bởi nước rất quan trọng cho cơ thể nữ giới thời kỳ kinh nguyệt. Nên uống nước ấm thường xuyên cùng các loại nước ép nguyên chất. Trong lúc hành kinh sẽ rất thèm đồ ngọt nhưng hãy hạn chế tiêu thụ đồ uống nhiều đường vì nó không tốt cho sức khỏe.

Góc giải đáp: Có kinh sớm hơn 10 ngày có sao không? 4
Nên có một chế độ dinh dưỡng giàu đạm và vitamin trong thời kỳ "đèn đỏ"

Về chế độ tập luyện và nghỉ ngơi

Không nên vận động quá sức trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng sẽ rất tốt nếu bạn luyện tập thể chất một cách khoa học. Đi bộ nhẹ nhàng, thiền, tập yoga với những thao tác cơ bản sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và oxy khắp cơ thể, giảm chuột rút.

Với chế độ nghỉ ngơi, bạn nên dành thời gian để bản thân được yên tĩnh hoặc tập hít thở sâu. Có thể nằm nghỉ kết hợp massage hay chườm ấm vùng bụng dưới để giải phóng các cơn co bóp tử cung. Nếu đang phải đi làm, cần có khoảng thời gian đi bộ nhẹ nhàng sau khi làm việc liên tục nhiều giờ đồng hồ.

Về vệ sinh cơ thể

Trong thời kỳ hành kinh, chăm sóc “cô bé” đúng cách là điều chị em nên lưu tâm. Nên dùng các băng vệ sinh chất lượng với chất liệu mềm, thấm hút tốt mà không gây bí. Thay băng sau 6 giờ hoặc sớm hơn tuỳ lượng máu kinh ra nhiều hay ít. Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng với nước sạch và xà phòng lành tính.

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc có kinh sớm hơn 10 ngày có sao không. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về hiện tượng này và chủ động bảo vệ sức khoẻ của chính mình. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm