Theo kinh nghiệm dân gian, hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh đem lại nhiều tác dụng cho trẻ. Nhưng với sự phát triển của y học hiện đại liệu cách làm này có còn đảm bảo về mặt y khoa và an toàn cho trẻ sơ sinh hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Theo các nghiên cứu, cứ 100g lá trầu không thì sẽ chứa 2,4% tinh dầu. Tinh dầu của lá trầu chứa nhiều nhóm tinh chất khác nhau, đem lại công dụng kháng khuẩn, sát trùng rất tốt. Tinh dầu trong lá trầu không có khả năng tiêu diệt được một số loại vi khuẩn như: Tụ cầu, liên cầu khuẩn, song cầu, vi khuẩn lị, vi khuẩn E.coli,...
Trong y học cổ truyền, lá trầu không là loại thảo dược có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm hắc được dùng nhiều để hỗ trợ điều trị các bệnh như giảm đau, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, chữa ho, chữa viêm phế quản và điều trị một số bệnh liên quan đến răng miệng,...
Theo quan niệm dân gian, với trẻ sơ sinh, đắp lá trầu hơ nóng vào bụng, mông, đùi, chân tay trẻ sẽ giúp trẻ ngưng khóc. Hơ lá trầu cho ấm rồi đặt vào thóp đầu bé, giữ khoảng 10 phút sẽ chấm dứt hiện tượng nấc cụt. Khi trẻ bị đau bụng, đầy hơi, bố mẹ có thể hơ lá trầu sau đó đắp lên bụng bé, massage nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút thì cơn đau sẽ giảm bớt.
Không những vậy, nhờ chứa muối khoáng, carbohydrate và chất xơ mà những chị em sau sinh cũng có thể dùng lá trầu không để chăm sóc làn da, ngăn ngừa nám rất tốt.
Những công dụng lá trầu đem lại cho mẹ và bé
Có nên hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh không?
Từ thực tế, đã có nhiều trường hợp sử dụng lá trầu không để hơ cho trẻ sơ sinh khi trẻ đầu hơi, chướng bụng quấy khóc và cho thấy hiệu quả. Trẻ được đắp lá trầu không đã được hơ ấm lên bụng nín khóc dần và chơi ngoan hơn.
Tuy nhiên vẫn có tình huống bé đã được đắp lá trầu hơ nóng nhưng vẫn quấy khóc, cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Không những vậy, có một số ý kiến còn cho răng hơ lá trầu nóng sẽ làm làn da mỏng manh của trẻ bị tổn thương, ửng đỏ và có thể bị bỏng.
Chính vì vậy, mặc dù được rất nhiều người mách bảo nhưng các chị em vẫn có rất băn khoăn không biết có nên hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh hay không. Theo các bác sĩ, hiệu quả của phương pháp dân gian này này vẫn chưa được kiểm chứng về mặt y khoa. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng cách làm này với trẻ sơ sinh. Đặc biệt với trẻ sinh non, yếu ớt thì không nên đắp lá trầu hơ nóng lên người trẻ.
Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Có nên hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh không
Cách hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh an toàn
Để tránh được những tổn thương cho bé, bố mẹ nên thực hiện phương pháp hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị lá trầu
Bạn nên chọn những lá trầu không quá non cũng không quá già, bảo đảm an toàn, không phun thuốc. Sau đó rửa sạch lá, ngâm trong nước muối loãng và để ráo hẳn trước khi hơ.
Bước 2: Hơ lá trầu
Vò nhẹ lá trầu để tinh chất thoát ra dễ dàng hơn sau đó hơ lá trầu không khoảng 1-2 phút. Phụ huynh nên sử dụng bếp điện khi hơ lá trầu không cho bé.
Bước 3: Đắp lá trầu cho bé
Trước tiên, mẹ cần đặt lá trầu lên cổ tay mình trước để kiểm tra nhiệt độ trước khi đặt lên da bé. Mẹ có thể hơ lá trầu lên vùng bụng, ngực, lưng và tay chân của bé. Lưu ý không hơ lá trầu trực tiếp lên vùng da bị trầy xước hoặc vừa hơ vừa thoa dầu nóng cho bé để tránh bỏng.
Cách hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh an toàn
Những lưu ý khi hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh
Để đảm bảo an toàn cho bé, khi hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý những điểm sau:
-
Không dùng than để hơ lá trầu không mà hãy dùng bếp điện. Hơ lá trầu không bằng than sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe cả mẹ và bé.
-
Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng mỏng manh, nhạy cảm nên phụ huynh muốn hơ lá trầu cho bé thì phải kiểm soát nhiệt độ tốt. Chỉ làm lá ấm lên một chút để bé không bị nóng bỏng da.
-
Không hơ lá trầu không vào những vị trí da có vết thương hở hoặc sưng tấy của trẻ.
-
Không nên cho trẻ uống nước cốt lá trầu vì nó không đem lại tác dụng mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh
Những lưu ý khi hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh
Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh là phương pháp dân gian chữa bệnh phổ biến được lưu truyền từ thời xưa. Mặc dù đã có nhiều bà mẹ thực hiện thành công nhưng cách làm này vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Do đó, phụ huynh cần phải thật cẩn trọng khi hơ lá trầu cho trẻ để không xảy ra tình huống đáng tiếc.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp