Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Có nên lấy ráy tai cho bé thường xuyên không?

Ngày 13/01/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay nhiều người nhầm tưởng rằng việc loại bỏ ráy thường xuyên là một biện pháp để làm sạch cơ thể. Thực tế không phải vậy, bình thường cha mẹ sẽ không cần vệ sinh ống tai cho bé mà đa số các ráy tai sẽ tự khô dần và rơi ra ngoài. Việc thường xuyên ngoáy tai cho bé cũng sẽ ảnh hưởng đến màng nhĩ và khả năng nghe của bé. 

Tuy nhiên trong một số trường hợp, ráy tai bị vón cục, khô cứng, không thể tự rơi ra ngoài. Vậy đâu là phương pháp hiệu quả để lấy ráy tai cho bé? Cùng tìm hiểu nhé. 

Có nên lấy ráy tai cho bé thường xuyên không?

Cơ thể chúng ta có thể tự tạo ra ráy tai một cách tự nhiên hàng ngày. Ráy tai chính là hỗn hợp của lông, da chết, chất tiết ra từ tuyến nhầy trong ống tai. Ráy tai tạo thành ở ống tai sẽ có tác dụng chống thấm ống tai, bôi trơn ống tai để ngăn ngừa kích ứng, kháng khuẩn, kháng nấm và ngoài ra chúng còn hoạt động như một cái bẫy dính bụi, côn trùng. 

Bên cạnh đó, ráy tai như một cơ chế bảo vệ của tai, giúp làm sạch, ngăn bụi và vi khuẩn từ môi trường vào sâu bên trong tai, gây tổn thương và nhiễm trùng màng nhĩ. 

Hiện nay, nhiều người có rằng việc lấy ráy tai hàng ngày là biện pháp vệ sinh cần thiết, tuy nhiên thực tế không phải vậy. Nhờ tác động nhai, chuyển động hàm, ráy tai cũ sẽ liên tục di chuyển từ phía màng nhĩ ra bên ngoài lỗ tai. Khi đó chúng sẽ khô dần và rơi ra ngoài, ráy tai có thể có màu nâu đến màu vàng. Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh thì các ráy tai sẽ có xu hướng mềm hơn và nhẹ hơn so với người lớn. Sự tích tụ của ráy tai trong tai sẽ không gây nhiễm trùng như nhiều người thường nghĩ, trái lại, nếu thiếu các thành phần bôi trơn của ráy tai, tai có thể bị khô và ngứa.

Có nên lấy ráy tai cho bé thường xuyên? 1

Không nên sử dụng tăm bông để lấy ráy tai cho bé

Khi nào nên lấy ráy tai cho bé?

Ráy tai sẽ không cần lấy, trừ trường hợp ráy tai tích tụ quá nhiều gây ra tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài, gọi là nút ráy tai. Nút ráy tai sẽ xảy ra trong các trường hợp như:

  • Trẻ bị tiết ráy tai quá mức, gây tích tụ nhiều ráy tai hơn bình thường. 
  • Ống tai ngoài quá nhỏ hoặc tai có hình dáng khác thường khiến ráy tai không thể thoát ra ngoài. 
  • Ráy tai bị đẩy sâu vào ống tai do sử dụng tăm bông hoặc các vật dụng sắc nhọn khác để lấy ráy tai. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có tác dụng loại bỏ phần ráy tai bên ngoài, đẩy phần ráy tai còn lại vào sâu bên trong hơn, khiến nút tai hình thành. 
  • Đẩy dị vật vào trong ống tai khiến ráy tai bị đẩy vào sâu hơn, khó rơi ra ngoài. 
  • Đứa ngón tay vào ống tai để ngoáy: Ống tai của trẻ nhỏ, hẹp. Việc đưa ngón tay vào ngoáy sẽ khiến cuốn ráy tai vào sâu bên trong, do đó, đừng dùng ngón tay để làm sạch tai cho trẻ và không nên cho trẻ thò ngón tay vào tai
  • Sử dụng máy trợ thính, đeo tai nghe: Những vật dụng này sẽ chăn lối vào của ống tai khiến ráy tai không rơi ra ngoài được. 

Có nên lấy ráy tai cho bé thường xuyên? 2

Ráy tai không cần lấy mà chúng sẽ tự rơi ra ngoài

Cách lấy ráy tai cho bé an toàn

Ráy tai sẽ giúp đôi tai của bé khỏe mạnh, do đó, không cần phải tìm cách làm sạch trừ khi nó gây ra một số vấn đề về sức khỏe thính giác của bé. Chỉ cần vệ sinh ngoài tai bé nhẹ nhàng bằng khăn ấm là đủ để giữ có đôi tai sạch sẽ và khỏe mạnh. Đây cũng là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyên nhất. 

  • Làm ướt khăn bằng nước ấm. 
  • Vắt khô ráo khăn để tránh nhỏ nước vào tai bé. 
  • Nhẹ nhàng chà khăn xung quanh để tai ngoài để lấy ráy tai tích tụ ở vành tai
  • Không cho khăn vào tai của em bé.

Bên cạnh đó, nhằm mang lại tính tiện lợi và vệ sinh hơn trong việc làm sạch tai cho bé, vẫn có phương pháp đơn giản, an toàn và đạt hiệu quả làm sạch cao mà phụ huynh có thể tham khảo lựa chọn cho các thiên thần nhỏ nhà mình.

Thuốc nhỏ lấy ráy tai cho bé

Phương pháp lấy ráy tai cho bé bằng thuốc nhỏ là một cách an toàn mà nhiều cha mẹ áp dụng hiện nay. Công dụng của loại thuốc này là giúp lấy ráy tai cho bé một cách dễ dàng mà không hề gây đau rát. Cách sử dụng thuốc này cũng rất đơn giản, chỉ cần nhỏ một giọt thuốc vào ráy tai của trẻ, sau đó đợi cho ráy tai mềm ra, nghiêng đầu để ráy tai trôi ra ngoài rồi lau nhẹ nhàng lau là được. 

Khi lựa chọn thuốc nhỏ ráy tai, bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn những sản phẩm chất lượng để đảm bảo an toàn cho trẻ. Các phụ huynh có thể chọn thuốc nhỏ tai Otosan Ear Drops. Đây là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho tai rất tốt, giúp lấy các ráy tai quá mức ra khỏi tai, làm sạch ráy tai và phòng ngừa các bệnh về tai ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Nhờ sự kết hợp của các thành phần tự nhiên lành tính, sản phẩm có một số đặc điểm nổi bật như:

  • Nhỏ tai Otosan Ear Drops là giải pháp tự nhiên bảo vệ đôi tai khỏe mạnh nhờ sự kết hợp của keo ong và các tinh dầu thảo dược.
  • Cơ chế 3 tác động: Chống viêm, giảm đau; Làm mềm, dưỡng ẩm; Làm sạch, kháng khuẩn.
  • Sản phẩm đã được kiểm nghiệm da liễu phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt an toàn có thể sử dụng lâu dài với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Sản phẩm có thiết kế đặc biệt với ống nhỏ giọt định lượng chính xác dễ sử dụng.

Có nên lấy ráy tai cho bé thường xuyên? 3

Nhỏ tai Otosan Ear Drops là giải pháp tự nhiên bảo vệ đôi tai khỏe mạnh

Phòng khám lấy ráy tai cho bé

Với những trường hợp ráy tai quá khô cứng, khó lấy ráy tai ra ngoài thì bố mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám chuyên khoa tai-mũi-họng để được bác sĩ can thiệp. Vì khi ráy tai bị khô hoặc chảy mủ gây ra hiện tượng đau nhức thì khi tự ý vệ sinh sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.

Như vậy với bài viết trên, nhà thuốc Long Châu đã cung cấp đến bạn một số thông tin liên quan đến việc lấy ráy tai cho bé. Bố mẹ tuyệt đối không nên dùng tăm bông để vệ sinh cho bé vì có thể khiến ráy tai vào sâu hơn và đôi khi gây ra tình trạng thủng màng nhĩ của bé. Nếu có dấu hiệu gì nghiêm trọng, hơn hết bạn nên đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám và chữa bệnh. 

Hoàng Trang

Nguồn Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm