Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách trị nhiễm trùng tai: Lưu ý gì để chữa khỏi và tránh bệnh tái phát

Ngày 12/06/2022
Kích thước chữ

Nói về các cách trị nhiễm trùng tai hiệu quả thì chúng ta cần lưu ý những điều gì? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu thông tin cần thiết nhé.

Khi điều trị nhiễm trùng tai, dù là trẻ em hay người lớn, người bệnh cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý chữa trị để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc có khả năng tái phát, gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Những điều cần biết về nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai là gì?

Điều trị nhiễm trùng tai: Lưu ý gì để chữa khỏi và tránh bệnh tái phát 1 Triệu chứng của nhiễm trùng tai là đau tai, ù tai, có mủ chảy ra

Nhiễm trùng tai là tình trạng ứ đọng dịch trong tai giữa và thường hay xảy ra.

Trong số các loại nhiễm trùng tai, nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa cấp tính) là phổ biến hơn cả. Mặc dù tình trạng viêm tai giữa thường liên quan đến trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến cả người lớn.

Ngoài ra còn có nhiễm trùng tai ngoài hay gọi là viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp biểu bì và lớp dưới da của ống thính giác bên ngoài, có thể liên quan đến loa tai và màng nhĩ. Đây là bệnh về tai, mũi, họng phổ biến từ mức độ nhẹ là nhiễm trùng ống tai ngoài đến mức độ nặng là viêm tai ngoài ác tính có thể đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng tai

Khi một trong những ống Eustachina trong tai trở nên sưng tấy hoặc tắc nghẽn và chất lỏng tích tụ ở tai giữa sẽ dẫn đến nhiễm trùng tai. Ống Eustachina là những ống hẹp kéo dài từ tai giữa đến mặt sau cổ họng. Những nguyên nhân sau đây gây tắc nghẽn ống Eustachina gồm: Dị ứng, cảm lạnh, viêm xoang, vòm họng bị sưng hoặc nhiễm trùng, dư thừa chất nhầy, hút thuốc.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng tai bao gồm: Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, trẻ bú bình, trẻ được chăm sóc theo nhóm, các yếu tố theo mùa, nhất là trong mùa thu và mùa đông, chất lượng không khí kém.

Bên cạnh đó, những người có thói quen hút thuốc lá quá nhiều cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng tai. Vì vậy, mọi người nên từ bỏ thói quen xấu này và đây là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Triệu chứng của nhiễm trùng tai

Ở người lớn, các triệu chứng của nhiễm trùng tai thông thường bao gồm: Đau tai (đau đột ngột một bên hoặc đau liên tục), đau mạnh và đột ngột từ phần ống tai, thấy ù tai, giảm khả năng nghe, có nước (mủ) chảy ra từ tai, buồn nôn.

Ở trẻ em, nhiễm trùng tai gồm các triệu chứng bệnh: Trẻ hay kéo, giật mạnh tai, ngủ ít, khó chịu, bồn chồn, sốt, có nước (mủ) chay ra từ tai, khóc về đêm, chán ăn.

Phần lớn các bệnh nhiễm trùng tai thường không gây ra các biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, khi tai bị nhiễm trùng thường xuyên và tích tụ mủ bên trong có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng bao gồm khiếm thính, lây lan nhiễm trùng, rách màng nhĩ.

Các cách trị nhiễm trùng tai

Chuẩn đoán bệnh

Ban đầu, bác sĩ sẽ chẩn đoán nhiễm trùng tai dựa vào bài kiểm tra và các dấu hiệu mà người bệnh mô tả. Ngoài ra, bác sĩ thường dùng ống soi tai để quan sát trong tai, mũi, họng. Có thể thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh này bao gồm: Soi tai khí nén, thủ thuật đo chuyển động màng nhĩ, thử nghiệm các tác nhân gây nhiễm trong chất lỏng, xét nghiệm chất dịch trong tai giữa.

4 cách trị nhiễm trùng tai

Giảm đau

Điều trị nhiễm trùng tai: Lưu ý gì để chữa khỏi và tránh bệnh tái phát 2 Bác sĩ thường chỉ định Acetaminophen để trị nhiễm trùng tai

Nếu người bệnh nhiễm trùng tai không cảm thấy khỏe hơn sau khi nghỉ ngơi, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, kết hợp uống nhiều nước. Bác sĩ sẽ cho dùng thuốc giảm đau và có tác dụng hạ sốt phổ biến như Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil, Motrin). Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi chỉ được uống Acetaminophen. Còn trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể dùng Ibuprofen hoặc Acetaminophen. Nên tránh dùng Aspirin cho trẻ vì có thể gây ra hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp có thể gây sưng não hoặc gan.

Dùng kháng sinh

Vì hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể tự mình loại bỏ nhiễm trùng nên không cần thiết dùng thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng tai giữa. Đối với trường hợp nhiễm trùng tai giữa nhẹ, bác sĩ có thể khuyên nên chờ đợi và không sử dụng kháng sinh để hệ thống miễn dịch có thời gian chống lại các nhiễm trùng.

Nhưng với các trường hợp nặng hoặc kéo dài hơn 2-3 ngày, đôi khi các loại kháng sinh như Amoxicillin lại cần thiết để điều trị.

Nếu bác sĩ quyết định điều trị bằng kháng sinh thì người bệnh phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp sau khi dùng thuốc, người bệnh thấy có triệu chứng bất thường thì cần sự hỗ trợ của bác sĩ để có phương pháp khắc phục.

Nếu không thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, nhiễm trùng có thể tái phát và trở nên kháng với nhiều phương pháp điều trị hơn.

Loại bỏ dịch trong tai

Nếu nhiễm trùng gây ra biến chứng nghiêm trọng, người bệnh bị nhiễm trùng tai tái phát hay chất lỏng vẫn còn trong tai trong một thời gian dài, bác sĩ có thể dùng thủ thuật trích rạch màng nhĩ.

Bác sĩ sẽ tạo ra một lỗ nhỏ trên màng nhĩ để nước, máu hoặc mủ có thể chảy ra. Để những chất lỏng này không quay lại vào bên trong, trong nhiều trường hợp bác sĩ có thể đặt vào một cái ống. Sau 6-18 tháng, ống này thường tự rơi ra, cho phép chất lỏng thoát ra và không khí lưu thông để giữ cho tai luôn khô ráo.

Người bệnh phải trải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ kéo dài khoảng 15 phút để có thể dùng ống. Phẫu thuật này hiếm khi gây ra nhiễm trùng hoặc sẹo và thường có hiệu quả lâu dài. Nếu các ống trôi ra và tình trạng nhiễm trùng trở lại, hãy gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt hơn.

Phương pháp tự nhiên

Một số biện pháp tự nhiên giúp giảm bớt các triệu chứng do nhiễm trùng tai gây nên bao gồm:

  • Để làm giảm cảm giác khó chịu, bạn có thể dùng miếng gạc ấm.
  • Nếu bé ăn bằng bình thì hãy để trẻ ngồi thẳng lên, không nên đặt trẻ nằm để ăn.
  • Với người lớn hay trẻ nhỏ, nước muối sẽ giúp làm dịu cổ họng và có thể làm sạch các ống Eustachian.
  • Bạn giữ đầu thẳng có thể giúp lưu thông tai giữa.
  • Những người hút thuốc nên tránh hút thuốc gần trẻ nhỏ.

Ngăn ngừa nhiễm trùng tai

Điều trị nhiễm trùng tai: Lưu ý gì để chữa khỏi và tránh bệnh tái phát 3 Mẹ nên cho trẻ bú bằng sữa mẹ để trẻ có kháng thể chống nhiễm trùng
  • Đầu tiên, bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng tai bằng cách giữ cho cơ thể được khỏe mạnh.
  • Hãy tiêm chủng đầy đủ và tiêm phòng cúm hàng năm. Đồng thời tiêm chủng cả vắc-xin chống phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng tai giữa.
  • Luôn luôn rửa tay sạch.
  • Mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cho đến khi bé được 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú mẹ ít nhất 12 tháng. Vì sữa mẹ cung cấp cho con kháng thể chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng.
  • Nên tránh xa khói thuốc và các loại khói độc hại khác.
  • Điều trị nhiễm trùng tai cần phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa, dù người bệnh là trẻ em hay người lớn. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại kháng sinh chống viêm nhiễm, nhất là với trẻ em, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.
  • Nên thường xuyên theo dõi và tái khám tại các cơ sở y tế vì nhiễm trùng tai là bệnh có khả năng tái phát rất cao.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin