Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vết thương sau khi liền lại sẽ hình thành lớp da non, có màu hồng hoặc đỏ. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ, khiến bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Vậy bao lâu da non hết đỏ? Cần lưu ý gì khi chăm sóc vết thương lên da non?
Vết thương hở lên da non cho thấy vết thương đang trong quá trình tái tạo và dần dần phục hồi. Tuy nhiên, nhiều người không khỏi băn khoăn liệu bao lâu da non hết đỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm được những lưu ý khi chăm sóc vết thương lên da non. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Da non hay còn có tên gọi khác là mô sẹo non. Đây là lớp mô mới hình thành trên da sau khi bị tổn thương. Da non nhạy cảm hơn so với các vùng da khác nên thường có màu đỏ, hồng hoặc nâu nhạt. Hơn nữa, kết cấu của da cũng thường nhô cao hơn hoặc lõm xuống so với vùng da xung quanh. Bạn cần bảo vệ vùng da này hết sức thận trọng, cũng bởi lớp da non rất mỏng manh, dễ bị rách và dễ kích ứng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Quá trình hình thành da non là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi vết thương. Nó giúp che phủ và bảo vệ vết thương. Bên cạnh đó, kích thích khả năng tái tạo da mới.
Da non được hình thành dựa trên 3 giai đoạn chính, đó là:
Để giải đáp cho thắc mắc: “Bao lâu da non hết đỏ?”, bạn cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: Diện tích vết thương, mức độ tổn thương, cơ địa của người bệnh,... Trung bình, khi vết thương đã bắt đầu lên da non, thời gian để da non hết đỏ sẽ kéo dài từ 1 tuần - 3 tháng.
Ngoài ra, với những người có cơ địa lành da tốt, da non sẽ hết đỏ nhanh hơn. Trong khi những người có cơ địa lành da chậm thì da non sẽ lâu hết đỏ hơn.
Để vùng da non nhanh chóng phục hồi, bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ trong quá trình chăm sóc như sau:
Vitamin C là hoạt chất tham gia trực tiếp vào quá trình phục hồi da và hạn chế nguy cơ hình thành thâm sẹo. Do đó, việc bổ sung đầy đủ loại dưỡng chất này sẽ kích thích cơ thể tổng hợp collagen. Đồng thời, tăng cường khả năng tái tạo tế bào, làm sáng vùng da bị thâm. Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.
Theo đó, bạn có thể dùng vitamin C để thoa trực tiếp lên da. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chỉ nên bôi vào buổi tối và chống nắng thật kỹ để tránh vết thương bắt nắng gây đen sạm.
Điểm đặc trưng của da non là mỏng, yếu và vô cùng nhạy cảm. Do đó, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh cẩn thận. Hơn nữa, trong quá trình làm sạch vết thương, bạn cũng cần thao tác thật nhẹ nhàng để đảm bảo tính vô trùng. Hơn nữa, tránh làm tổn thương bề mặt da mới.
Ban đầu, bạn dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để rửa thật nhẹ nhàng bề mặt da. Khi lớp da đã ổn định, bạn có thể thay thế bằng các sản phẩm vệ sinh có tính chất dịu nhẹ. Bạn lưu ý rằng chỉ nên rửa bằng tay và thấm khô bằng bông mềm, tuyệt đối không chà xát bằng khăn.
Để rút ngắn thời gian da non hết đỏ, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng phù hợp. Sản phẩm này sẽ cung cấp độ ẩm cho vết thương. Không những vậy, bổ sung dưỡng chất cho quá trình tái tạo da và làm giảm cảm giác ngứa ngáy khi lên da non.
Tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng các loại kem dưỡng có thành phần lành tính, ít hương liệu. Kem dưỡng có kết cấu mỏng nhẹ cũng thẩm thấu nhanh hơn nên bạn hoàn toàn có thể thoa đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
Vùng da non là khu vực dễ bị bắt nắng nhất trên cơ thể nên rất dễ bị thâm, đỏ, thậm chí là bỏng rát. Do đó, bạn nên thoa kem chống nắng với chỉ số SPF tối thiểu 30+. Ngoài ra, áp dụng các biện pháp che chắn, bảo vệ da kỹ càng khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Da non sẽ nhanh chóng hết ngứa nếu bạn áp dụng chế độ ăn nhiều vitamin. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm đa dạng vitamin như sau:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc: “Bao lâu da non hết đỏ?”. Da non nhanh hết đỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, bạn hãy chăm sóc da cẩn thận, kết hợp với xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh nhé!
Xem thêm: Tại sao vết thương bị ngứa khi bắt đầu mọc da non?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.