Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Có nên sinh mổ ở tuần 37 không?

Ngày 06/04/2020
Kích thước chữ

37 tuần mang thai tương đương với khoảng 8 tháng 1 tuần thai, lúc này bác sĩ có thể cân nhắc cho mẹ đẻ mổ trong những trường hợp cần thiết. Vậy có nên sinh mổ ở tuần 37 không và việc sinh mổ ở thời điểm có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Có nên sinh mổ ở tuần 37 không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Tuần 37 nằm trong tháng cuối của thai kỳ nên bé đã phát triển đầy đủ, tuy nhiên phải đợi khoảng 2-3 tuần nữa thì mới có thể gọi là đủ tháng sinh. Theo các chuyên gia và bác sĩ sản khoa, trẻ sinh ở tuần 37 được gọi là sinh sớm, tuy có thể ra đời nhưng vẫn để lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Sinh mổ ở tuần 37 có phải sinh non không? 

Có nên sinh mổ ở tuần 37 không?Mẹ có nên sinh mổ ở tuần 37 không?

Trước khi tìm hiểu có nên sinh mổ ở tuần 37 không thì chúng ta hãy cùng điểm qua những nguyên nhân khiến mẹ bầu phải sinh mổ ở tuần 37 như:

  • Do những yếu tố bên ngoài như mẹ bị áp lực, stress, điều kiện gia đình hoặc có những tai nạn khi mang thai nên phải sinh sớm.
  • Mẹ có tiền sử bị sinh non, sức khỏe yếu
  • Mắc những bệnh có thể nguy hiểm đến thai nhi như viêm gan B, huyết áp, tiểu đường, tim mạch, nhiễm trùng vùng kín...
  • Mẹ mang thai lần hai và khoảng cách giữa 2 lần mang thai ngắn, chưa đủ 1 năm.
  • Xuất hiện những biến chứng về nhau thai như vỡ ối, rau tiền đạo, nhót nhau thai…

Tuy nhiên có 1 số bà bầu cũng chủ động đề nghị được sinh mổ thay vì sinh thường ở tuần 37 vì cho rằng lúc này con đã đủ cứng cáp để ra đời. Thật ra đã từng có 1 thời gian bác sĩ cho phép sinh ở tuần 37 vì lúc này trẻ đã có thể ra đời vì các cơ quan đã phát triển đầy đủ.

Tuy nhiên một số nghiên cứu sau này cho thấy rằng khi thai nhi đủ 39 tuần tuổi mới là đủ tháng và đây là thời điểm ra đời tốt nhất. Nếu sinh từ tuần 37-38 được coi là sinh sớm (không phải sinh non), và những tuần sinh ít hơn gọi là sinh non. Vì vậy khi được hỏi có nên sinh mổ ở tuần 37 khôn thì câu trả lời là không, vì có nhiều trường hợp sinh ở tuần 37 xuất hiện nhiều biến chứng như: 

  • Trẻ chưa đủ cân nặng, da dẻ còn vàng nên cần nằm lồng ấp.
  • Trẻ dễ bị những bệnh như suy hô hấp, nhiễm trùng máu, khó khăn khi bú sữa.
  • Hệ miễn dịch trẻ chưa phát triển đầy đủ nên dễ nhiễm bệnh, phát triển chậm hơn những trẻ đủ tháng.
Có nên sinh mổ ở tuần 37 không?Những biến chứng thai nhi khi sinh mổ sớm ở tuần 37 

Đây là những biến chứng thường gặp khi trẻ sinh thiếu tháng, nhưng có thể khắc phục bằng chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đầy đủ sau sinh. Vì vậy nếu không nằm trong những trường hợp bất khả kháng phải sinh sớm thì mẹ nên đợi thêm từ 2-3 tuần hãy sinh con, không nên chủ động yêu cầu sinh khi thai nhi chỉ mới 37 tuần tuổi.

Thai nhi ở tuần 37 đã đủ sức khỏe chưa?

Có nên sinh mổ ở tuần 37 không?Bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán về tình hình sức khỏe của thai nhi 37 tuần tuổi

Nhiều mẹ trong những trường hợp bất khả kháng phải sinh sớm đều rất lo sợ có nên sinh mổ ở tuần 37 không vì không biết thai nhi ở tuần 37 đã đủ sức khỏe chưa? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự phát triển của em bé khi được 37 tuần tuổi nhé.

Cân nặng và kích thước cơ thể của bé:

Khi bé được 36 tuần tuổi, mỗi ngày trôi qua bé sẽ tăng thêm 14g cân nặng. Nếu như khi con ở 36 tuần sẽ có kích thước tương đương một quả dưa vàng và nặng gần 2,7kg thì ở tuần 37, bé sẽ nặng khoảng 3kg. Lúc này cơ thể bé tròn trĩnh hơn rất nhiều và trông giống như trái dưa hấu, chiều dài từ đầu tới chân có thể dài tới 50cm.

Lúc này nếu siêu âm mẹ sẽ thấy đầu trẻ đã phát triển gần như hoàn chỉnh với chu vi tương đương với vòng ngực, cơ thể trẻ bầu bĩnh với những ngấn mỡ ở khuỷu tay, cổ tay, đầu gối. Bé lúc này chuyển sang trạng thái nằm quay đầu, vì vậy em bé có thể ra đời bất cứ lúc nào và bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ có nên sinh mổ ở tuần 37 không khi kiểm tra những chỉ số bên trong cơ thể. 

Sự phát triển hệ thống bên trong cơ thể của thai nhi 37 tuần

Cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh với tay chân đầy đủ da thịt và xương đã cứng cáp, móng tay và móng chân đã mọc đầy đủ. Bé có thể phối hợp với các cơ quan trong cơ thể để thực hiện những cử động như cầm nắm bàn tay, quay mặt về phía trong để tránh ánh sáng lọt vào trong tử cung.

Hệ thống não bộ phát triển khá đầy đủ, có thể truyền tín hiệu đến mắt và tứ chi, kết nối với những dây thần kinh chủ lực trong cơ thể. Tuy nhiên những hệ thống này vẫn chưa hoàn chỉnh nên cần thêm khoảng 2 tuần nữa mới có thể hoạt động thông suốt với nhau, khi ở 37 trẻ chỉ mới bắt đầu giai đoạn tập thở hít vào và thở ra, chớp mắt, cầm nắm tay chân, mút ngón tay…Nếu bé nào đã phát triển tốt như thế này thì mẹ không cần quá lo lắng việc có nên sinh mổ ở tuần 37 không nhé. 

Hệ thống miễn dịch với những cơ quan như tim, phổi, não vẫn trong giai đoạn hoàn thiện. Bé sẽ bắt đầu tập bú sữa bằng cách mút ngón tay vì những cơ má đã hình thành chuẩn bị cho giai đoạn bú mẹ sau khi ra đời, lớp lông tơ cùng bã nhờn cũng đã rụng dần. Một số bé khi ra đời ở tuần 37 thì cũng đã mọc tóc nhưng còn ngắn và rất ít tóc. 

Đối với từng tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi  thì bác sĩ sẽ trả lời nên sinh mổ hay sinh thường, đặc biệt là sinh mổ ở tuần 37 không khi đã làm đầy đủ các xét nghiệm. Tuy nhiên mẹ không nên quá lo lắng vì trẻ 37 tuần tuổi được xem là sinh sớm an toàn, nếu như được chăm sóc đúng cách sẽ có thể phát triển hoàn thiện như những trẻ khác. 

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Sinh mổSau sinh