Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc có thai có hiến máu được không? Lỡ hiến máu xong mới biết mình có thai có bị sao không. Bạn chớ bỏ qua nếu có ý định hiến máu khi mang thai.
Phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi về thể chất lẫn tinh thần. Sức khỏe thai kỳ cũng phải chú trọng về nhiều mặt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Việc hiến máu khi đang có thai khiến nhiều người lo ngại sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Có những chị em sau khi hiến máu mới phát hiện mình có thai lại càng lo lắng hơn. Bác sĩ khuyên gì về thắc mắc có thai có hiến máu được không?
Sắt là thành phần có chức năng quan trọng trong việc sản xuất tế bào hồng cầu. Ở phụ nữ mang thai, cơ thể không chỉ cần sắt duy trì chức năng tuần hoàn cho người mẹ mà còn cung cấp cho thai nhi. Khi sắt không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể, hồng cầu giảm sản xuất rất dễ dẫn tới tình trạng thiếu máu khi mang thai.
Theo thống kê trong năm 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có khoảng 25,6% phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Mặc dù thiếu máu khi mang thai còn có nhiều nguyên nhân khác, nhưng phần lớn vẫn là do thiếu sắt. Dấu hiệu ban đầu của bệnh thiếu máu là thường xuyên mệt mỏi, nhức đầu, khó thở nhẹ. Nếu kéo dài sẽ khiến da xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi và khó thở nhiều hơn.
Nỗi lo thiếu máu khiến nhiều chị em lo ngại có thai có hiến máu được không. Bởi tình trạng thiếu máu rất nguy hiểm đối với thai kỳ. Nó không chỉ khiến cho sức khỏe của người mẹ bị giảm sút mà còn nguy cơ gây bong nhau non, sảy thai, cao huyết áp biến chứng tiền sản giật. Thai nhi thiếu máu dễ dẫn tới chậm phát triển, nhẹ cân, dễ bị sinh non và mắc bệnh bẩm sinh.
Trước nguy cơ thiếu máu và những tác hại kể trên, việc hiến máu là điều mà phụ nữ mang thai không nên làm. Tùy mức cân nặng, bạn có thể hiến 250ml, 350ml hoặc 450ml trong một lần hiến. Lượng máu này chiếm khoảng 6% tổng lượng máu của cả cơ thể. Máu mất đi kéo theo hàm lượng sắt cũng sụt giảm, dễ gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt rất nguy hiểm cho bà bầu.
Theo điều kiện hiến máu của Bộ Y tế Việt Nam, phụ nữ mang thai không đủ điều kiện hiến máu. Theo Tổ chức Chữ thập đỏ của Hoa Kỳ, đối với phụ nữ mang thai và sinh con thì ít nhất 6 tuần sau sinh mới có thể tham gia hiến máu. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo nên trì hoãn lâu hơn thế. Để an toàn nhất thì các chị em nên chờ đến khi con đã cai sữa trên 1 năm mới đi cho máu.
Nếu phát hiện mình đang mang thai, bạn tuyệt đối không tham gia hiến máu. Trường hợp chưa phát hiện “cấn bầu”, hiến máu rồi mới biết đã mang thai thì có gây hại gì không? Trước hết, bạn nên giữ tâm lý bình tĩnh, tránh lo lắng quá độ sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và tâm lý. Đến nay chưa có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra về việc sau khi hiến máu mới phát hiện mang thai.
Mất đi một lượng máu khi đang mang thai, bạn có thể sẽ bị mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu hoặc khó thở nhẹ. Đây là biểu hiện của thiếu máu tạm thời, sẽ nhanh chóng được khắc phục sau 24 - 48 giờ. Bạn nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, hạn chế làm việc nặng. Chú ý theo dõi xem có bất thường gì không, có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sau hiến máu.
Tủy xương sẽ sản xuất rất nhanh các tế bào hồng cầu sau vài giờ hiến máu. Trong vòng 3 - 4 tuần, nếu có chế độ dinh dưỡng tốt thì lượng máu đã cho đi sẽ được phục hồi hoàn toàn. Thiếu máu tạm thời sau khi cho máu cũng không gây ra bệnh thiếu máu trong thai kỳ. Tuy nhiên, để đảm bảo phục hồi lượng sắt nhanh nhất, giảm nguy cơ rủi ro thì bà bầu cần chú trọng việc tăng cường sắt.
Con cái là lộc trời ban, bạn có thể lên kế hoạch sinh con nhưng không biết sẽ thành công hay thất bại. Các trường hợp sau hiến máu phát hiện mang thai hoàn toàn có thể xảy ra. Mặc dù đã được giải đáp có thai có hiến máu được không, nhưng vì vô tình nên bạn vẫn gặp phải. Nếu rơi vào tình huống này, bên cạnh theo dõi sức khỏe thì bạn nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.
Đây là những thực phẩm bổ máu và tốt cho thai kỳ:
Có thai có hiến máu được không đã có giải đáp và quy định rõ ràng. Bà bầu nào cũng mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và con yêu chào đời bình an. Vì vậy, tuyệt đối không hiến máu khi biết mình đang mang thai bạn nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.