Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng co thắt âm đạo là một trong những vấn đề nhạy cảm xảy ra ở nữ giới. Co thắt âm đạo xảy ra khi các cơ xung quanh của âm đạo căng hoặc co thắt lại không tự chủ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng co thắt âm đạo là gì?
Co thắt âm đạo diễn ra không tự chủ khiến cho nữ giới không kiểm soát và chấp nhận được mọi kiểu xâm nhập vào âm đạo khiến cho âm đạo bị co hẹp lại. Điều này có thể gây ra nhiều cản trở cho việc kiểm tra sức khỏe sinh sản hoặc hoạt động tình dục. Vậy tình trạng co thắt âm đạo do nguyên nhân gì? Có nguy hiểm không? Bạn đọc hãy đọc ngay bài viết của Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp nhé!
Co thắt âm đạo hay còn gọi là hội chứng Vaginismus, đây là một loại tình trạng rối loạn chức năng tình dục xảy ra ở bộ phận âm đạo của phụ nữ. Khi có vật thể động chạm hoặc xâm nhập vào âm đạo, các cơ bắp ở âm đạo sẽ liên tục co thắt lại hoặc căng ra để ngăn chặn. Kết quả là những cơn co thắt này sẽ ngăn chặn việc nữ giới tiếp tục quan hệ tình dục hoặc gây ra sự khó chịu và đau đớn.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, cơ chế của sự co thắt âm đạo là do sự phản ứng của các cơ đi từ vùng xương mu đến vùng xương cụt. Sự nhạy cảm và phản xạ diễn ra một cách quá mức khiến cho các cơ âm đạo bị căng cứng đột ngột, từ đó ngăn chặn mọi vật thể lạ tiếp xúc với âm đạo như băng vệ sinh bằng ống, sự tiếp xúc bằng tay của bệnh nhân, thăm khám phụ khoa…
Phần lớn các trường hợp bệnh nhân bị co thắt âm đạo đều phản ứng rất mạnh và không cho phép bất kỳ một sự xâm nhập nào dù là phần nhủ. Tuy nhiên, hội chứng này không gây ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của người bệnh mà chỉ cản trở người bệnh hoạt động tình dục. Hiện nay, người ta chia co thắt âm đạo thành 2 loại:
Người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra tình trạng co thắt âm đạo. Tuy nhiên, một số yếu tố tác động và gây ra bệnh bao gồm:
Bệnh xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi từ 20 và được phát hiện khi họ sử dụng băng vệ sinh dạng tampon. Một số trường hợp, nữ giới chưa hiểu rõ về tình trạng cơ thể, có suy nghĩ âm đạo của bản thân hẹp, bé và bị che chắn bởi màng trinh, do đó có tâm lý sợ đau khi quan hệ tình dục. Một số khác thường xuyên có sự xung đột trong nội tâm vô thức, sợ đau, sự sinh con, hiểu biết về cơ thể nhưng dễ nhạy cảm, dẫn đến việc ức chế khi quan hệ tình dục trong môi trường không an toàn, không kín đáo và không thuận lợi nên dẫn đến co thắt âm đạo.
Một số nguyên nhân khác bao gồm:
Tình trạng co thắt âm đạo xảy ra sau khi đã từng quan hệ tình dục bình thường hoặc từng thăm khám phụ khoa bình thường. Sau khi quan hệ thường xuyên có tình trạng đau rát, dẫn đến việc cơ thể hình thành nên sự phản xạ và chống đỡ ngại vật tiếp xúc, xâm nhập. Do đó, các cơ âm đạo sẽ có phản ứng co lại để bảo vệ và tránh sự xâm nhập của dương vật.
Ngoài ra, co thắt âm đạo thứ phát còn xảy ra do gặp chấn thương trong lúc sinh con, nấm gây viêm âm đạo, quan hệ tình dục lần đầu gây ấn tượng không tốt dẫn đến tâm lý sợ hãi trong những lần tiếp theo. Màng trinh dày và cứng hoặc âm đạo có các vết rách cũng có thể gây ra tình trạng co thắt âm đạo.
Ở hầu hết bệnh nhân, triệu chứng đầu tiên gặp phải là tình trạng đau mạn tính. Đau chỉ xuất hiện khi có sự xâm nhập từ bên ngoài và biến mất nếu không có vật thể lạ tiếp xúc.
Tuy nhiên, cơn đau cũng có thể liên tục kể cả khi không còn sự xâm nhập nữa. Cơn đau mang đến cảm giác khó chịu hoặc buốt rát. Tình trạng cơn đau cũng gây khó khăn trong việc khám phụ khoa hoặc khám vùng xương chậu.
Một dấu hiệu khác khi người bệnh mắc hội chứng này là dương vật sẽ rất khó hoặc không xâm nhập được khi đang quan hệ tình dục. Dẫn đến cả 2 đều cảm thấy khó chịu, bức bối, đau rát và không thỏa mãn. Sự co thắt còn lan đến cả phần hông và chân của phụ nữ, thậm chí là gây ra tình trạng chuột rút.
Khi gặp phải tình trạng co thắt âm đạo, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn chẩn đoán bệnh và điều trị. Việc mô tả các triệu chứng và cảm nhận sẽ góp phần giúp bác sĩ đưa ra nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể được kiểm tra âm đạo để loại bỏ các nguyên nhân như nhiễm trùng, chấn thương, giãn dây thần kinh.
Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra một vài phương án điều trị như sau:
Kiên trì tập luyện, thả lỏng và kiểm soát các cơ vùng âm đạo sẽ giúp làm giảm tình trạng co thắt. Các bài tập Kegel giúp ép các cơ sử dụng để ngăn chặn dòng tiểu khi đi tiểu. Nguyên lý của bài tập Kegel là siết chặt đồng thời thư giãn các cơ sàn chậu, kiểm soát âm đạo, trực tràng và bàng quang. Sau đó thực hiện lặp lại động tác co bóp trong khoảng 2 - 10 giây rồi thả lỏng.
Duy trì thực hiện đều đặn hàng ngày, để tăng hiệu quả bạn có thể dùng một ngón tay chèn vào âm đạo trong lúc tập luyện. Để hạn chế sự đau rát, nên tập luyện trong bồn tắm và sử dụng chất bôi trơn tự nhiên, phù hợp với cơ thể.
Xem thêm: Hướng dẫn các bài tập Kegel cho nữ sau sinh thường
Co thắt âm đạo gây ra cảm giác đau và sự co thắt, do đó bác sĩ có thể tiêm thuốc tê vào khu vực âm đạo nhằm giảm bớt sự đau đớn và nóng rát khi quan hệ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể được kê đơn thuốc Valium - một loại thuốc an thần tạo nên sự yên tĩnh và tâm lý tốt hơn khi quan hệ.
Nguyên nhân gây ra sự co thắt âm đạo là do vấn đề tâm lý thì người bệnh nên tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý để được tư vấn và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, liệu pháp tình dục giúp cho phụ nữ học được cách tự gây khoái cảm cho bản thân, tăng cảm giác dễ chịu ở vùng âm đạo và giảm nhẹ nỗi sợ khi quan hệ.
Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng co thắt âm đạo vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, để tránh và làm giảm sự co thắt bạn nên phòng ngừa những nguy cơ. Thăm khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu bệnh để được điều trị sớm. Trên đây là những thông tin về chủ đề “Co thắt âm đạo” do Nhà thuốc Long Châu chia sẻ, chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt trong hành trình chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.
Xem thêm: Cách co bóp tử cung khi quan hệ và những điều cần lưu ý
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.