Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chuột rút là gì? Nguyên nhân và cách xử lý khi bị chuột rút

Ngày 11/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chuột rút là tình trạng rất hay gặp ở người thường xuyên vận động, nhất là hoạt động tập luyện thể dục thể thao. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các cơ bị co rút dẫn đến cảm giác khó chịu, nhức nhối cho người bị.

Thực chất chuột rút là hiện tượng rất hay gặp nhưng trong một vài trường hợp nếu không được xử lý kịp thời sẽ để lại nhiều mối nguy cho sức khỏe sau này.

Chuột rút là gì?

Hiện tượng chuột rút hay còn gọi là vọp bẻ, là từ để chỉ những cơn co thắt mạnh của cơ gây ra những cơn đau đớn, khó chịu trong một khoảng thời gian nhất định. Những cơn chuột rút thường đến một cách đột ngột, khó phòng tránh và nếu không biết cách xử lý kịp thì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Chuột rút nguyên nhân và cách xử lý khi bị chuột rút

Chuột rút gây ra những cơn đau đớn tạm thời cho người bị

Tùy theo thể trạng mỗi người mà cơn đau do hiện tượng này mang lại có thể kéo dài trong vài giây hay thậm chí vài phút. Chuột rút có thể xảy ra tại nhiều vị trí trên cơ thể con người nhưng phổ biến nhất là ở vùng bắp chân, bàn chân và các ngón chân.

Thời điểm những cơn chuột rút xuất hiện cũng không giống nhau ở tất cả mọi người. Thông thường hiện tượng này xảy ra khi vừa ngủ dậy hoặc đang ngủ, thậm chí là khi cơ thể đang vận động.

Nguyên nhân gây ra chuột rút

Nguyên nhân chuột rút đến từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng phổ biến và thường gặp nhất có thể kể đến những nguyên do như:

Cơ bắp vận động quá sức

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chuột rút được ghi nhận ở đa số trường hợp. Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, bạn vận động quá sức hoặc gặp những chấn thương trong thể dục thể thao thì về đêm, các cơ bắp sẽ dễ bị chuột rút hơn do cơ mệt mỏi, thậm chí là gây đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bị.

Lý giải một cách khoa học thì khi cơ thể vận động quá mức, lượng đường trong gan sẽ được giải phóng nhanh chóng để cung cấp năng lượng, nếu sau đó không nạp lại kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút.  

Cơ thể thiếu hụt canxi, magie, kali

Các khoáng chất trên tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe. Chế độ ăn uống không bổ sung đủ khoáng chất, thiếu hụt canxi cùng cường độ vận động nhiều khiến mất nước và chất điện giải có thể tăng nguy cơ bị chuột rút.

chút ruột cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt khoáng chất

Chuột rút là triệu chứng cảnh báo thiếu hụt khoáng chất

Hệ thống thần kinh cơ bắp hoạt động quá mức

Khi hệ thống các dây thần kinh ở cơ bắp hoạt động quá sức và mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến cảm giác, xúc giác tại những vị trí này. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến bạn thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm.

Việc duy trì tư thế đứng, ngồi hoặc quỳ quá lâu sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu, khiến máu không lưu thông tốt dẫn đến chuột rút. Chị em phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trên.

Mất cân bằng các chất điện giải

Tập luyện quá sức khiến mồ hôi đổ nhiều kèm theo chất điện giải bị mất đi và sau đó không bổ sung đầy đủ lại cho cơ thể là nguyên nhân phổ biến gây ra chuột rút, đặc biệt ở những người có cường độ làm việc hoặc luyện tập cao.

Cơ thể mất nước và mất cân bằng các chất điện giải cũng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác, thậm chí lâu dần có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

Xử lý thế nào khi bị chuột rút?

Khi bạn đang vận động hoặc cảm thấy những cơn đau co rút do chuột rút thì hãy thực hiện những những cách sau:

  • Dừng hoạt động ngay khi cảm nhận thấy mình bị chuột rút.
  • Đối với chuột rút tay: Trường hợp này ít khi xảy ra nhưng không phải không có. Lúc này bạn nên thả lỏng các khớp tay, nhất là chỗ bị chuột rút để cơ bắp được thư giãn. Sau thi thả lỏng và cảm nhận cơn đau dịu lại, bạn bắt đầu cử động nhẹ nhàng, gập chậm các ngón tay lại.
  • Đối với chuột rút chân: Nên duỗi thẳng chân ra một cách từ tốn, nhẹ nhàng và gập chân về phía đầu gối, dùng tay ép mạnh vào phần gót chân để thư giãn, giảm căng cơ. Khi hiện tượng chuột rút giảm dần, bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bắp chân để tăng lưu lượng máu, giảm khả năng chuột rút  tái phát.
  • Đối với chuột rút ở lưng: Đầu tiên cần điều chỉnh tư thế sao cho thoải mái và các cơ được giãn ra nhất có thể, tốt nhất là nên nằm xuống. Các cơn co rút sẽ tự giảm bớt sau một vài phút và để hạn chế tình trạng này lặp lại, bạn nên thường xuyên vận động, vặn mình hoặc xoa bóp để phần cơ lưng thoải mái, tăng cường lưu thông máu đến vùng này.

thả lỏng nhẹ nhàng và massage giảm đau khi chuột rút

Thả lỏng cơ thể và massage nhẹ giúp giảm đau khi chuột rút

Chuột rút không phải là bệnh lý nguy hiểm mà chỉ là tình trạng các cơ làm việc quá sức mà thôi. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên bình tĩnh và để cơ thể thư giãn hết mức, tránh các vận động mạnh khiến cơn đau kéo dài thêm. Nếu hiện tượng chuột rút xảy ra với tần suất cao thì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám sớm nhất nhé. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chuột rút và nguyên nhân chuột rút. 

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm