Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Cùng nhiễm COVID-19 nhưng người thì bệnh, người lại không?

Ngày 07/04/2020
Kích thước chữ

Bất kỳ ai cũng có khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp. Nhưng tại sao cùng bị nhiễm virus lại có người phát triển thành bệnh, có người lại không?

Cùng nhiễm COVID-19 nhưng người thì bệnh, người lại không? 1Không phải ai nhiễm virus SARS-CoV-2 đều sẽ bệnh nặng

Tại sao cùng nhiễm COVID-19 nhưng có người bị bệnh, người thì lại không?

Khi bị nhiễm mầm bệnh, yếu tố quyết định có phát triển thành bệnh hay không phụ thuộc vào mầm bệnh và người bị nhiễm bệnh.

Lúc này, khi mầm bệnh đã xâm nhập cơ thể, một cuộc chiến giữa mầm bệnh và con người sẽ diễn ra. Nếu mầm bệnh thắng thì người đó sẽ bị bệnh và ngược lại. Cụ thể, trong cùng một người, nếu nhiễm virus số lượng ít và độc lực thấp, đề kháng của cơ thể tốt thì có thể sẽ không phát bệnh. Cũng cùng một lượng virus như trên nhưng khả năng đề kháng của người đó thấp thì nguy cơ phát bệnh sẽ cao hơn.

Do đó, bên cạnh các biện pháp phòng vệ bên ngoài nhằm hạn chế lây nhiễm mầm bệnh thì việc rèn luyện thân thể, tập cách ăn uống lành mạnh tăng cường đề kháng là vô cùng quan trọng, góp phần phòng chống bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

Cùng nhiễm COVID-19 nhưng người thì bệnh, người lại không? 2Vận động cơ thể thường xuyên giúp tăng cường đề kháng

Cơ thể người đề kháng với virus SARS-CoV-2 như thế nào?

Trong cuộc chiến chống lại COVID-19, sức đề kháng cho thấy tầm quan trọng rất lớn và là yếu tố then chốt quyết định đến sự sống còn. Câu hỏi được đặt ra là cơ thể đề kháng với virus SARS-CoV-2 như thế nào?

SARS-CoV-2 mặc dù chung họ Corona với virus từng gây dịch SARS và MERS nhưng đây lại là một virus hoàn toàn mới. Vì vậy, với cơ thể người mới nhiễm virus này lần đầu thì sẽ đề kháng chống virus bằng những phương thức tự nhiên không đặc hiệu trước (chủ yếu là bằng các yếu tố hóa học trong dịch tiết của niêm mạc đường hô hấp).

Nếu bằng đề kháng tự nhiên mà cơ thể chống lại được virus thì người đó không bị bệnh. Nếu không thể chống lại được thì mầm bệnh sẽ tiến thẳng vào bên trong các tế bào, ở đây chúng bắt đầu nhân lên và xâm lấm, mở rộng lãnh thổ của chúng. Lúc này, hệ miễn dịch của người nhiễm virus sẽ phát triển các cơ chế đề kháng đặc hiệu để loại bỏ virus và các tế bào đã bị virus xâm chiếm.

Cùng nhiễm COVID-19 nhưng người thì bệnh, người lại không? 3Cuộc chiến chống lại COVID-19 phụ thuộc rất lớn vào hệ miễn dịch

Có thể nói, đây là một cuộc chạy đua giữa một bên là sức tấn công hủy diệt của virus, còn một bên là nỗ lực của hệ miễn dịch nhằm khống chế sự nhân lên của virus, loại bỏ virus, đồng thời tái tạo lại các tế bào đã bị tổn thương do virus.

Trần Trang

Nguồn tham khảo: Báo Lao Động

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.