Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dán veneer có niềng răng được không? Dán veneer hay bọc sứ tốt hơn?

Ngày 09/10/2022
Kích thước chữ

Phương pháp dán răng sứ thẩm mỹ ngày càng phổ biến hiện nay, được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, dán mặt dán sứ veneer có tốt không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. ​​Dán veneer có niềng răng được không? Để đưa ra quyết định tốt nhất, bạn nên thăm khám trực tiếp với nha sĩ có chuyên môn.

Ngày nay, với sự phát triển của nha khoa thẩm mỹ, việc chỉnh sửa một hàm răng xỉn màu đơn giản hơn nhiều với các phương pháp khác nhau có thể kể đến như dán sứ veneer, bọc răng sứ. Tuy nhiên, nhiều người sau khi dán sứ vẫn mong muốn được niềng răng để đều đẹp hơn. Vậy ​​dán veneer có niềng răng được không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Phương pháp phủ răng sứ phổ biến hiện nay

Tùy theo tình trạng răng của bạn mà nha sĩ khuyên bạn nên thực hiện một trong hai phương pháp phủ sứ sau:

  • Bọc răng sứLà một mão sứ siêu mỏng được làm bằng sứ có độ dày từ 0,5 - 0,6 mm bọc vào chân răng đã được mài tiêu chuẩn. 
  • Dán sứ veneer: Sử dụng lớp sứ mỏng từ 0,3 - 0,6 mm dán vào bề mặt răng thật. Đem đến cho người dùng cảm giác chân thực nhất và tính thẩm mỹ cao nhất so với các loại mặt dán sứ khác. Ưu điểm của phương pháp này là không xâm lấn quá nhiều vào mô răng thật và bảo tồn răng gốc tối đa.
Dán veneer có niềng răng được không? Dán veneer hay bọc sứ tốt hơn? 1 Tùy theo tình trạng răng mà nha sĩ khuyên bạn thực hiện dán sứ veneer hoặc bọc sứ

Dán sứ veneer tốt hơn bọc răng sứ không?

Trên thực tế, phương pháp dán mặt dán sứ chỉ có thể dùng để thay thế cho bọc răng sứ trong một số ít trường hợp. Đối với những trường hợp răng có nhiều khuyết điểm, khi dán sứ vẫn không đem lại hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất. Tuy nhiên, các nha sĩ có đưa ra lời khuyên, trường hợp tình trạng răng của bạn có thể chọn được giữa bọc sứ hay dán sứ veneer thì dán sứ veneer nên được ưu tiên hơn.

Những trường hợp nên dán mặt sứ veneer: 

  • Răng có khuyết điểm nhẹ như nứt, vỡ răng không quá lớn. 
  • Răng đều đặn tự nhiên nhưng men răng có dấu hiệu đổi màu, ố vàng và muốn răng trắng sáng hơn. 
  • Răng thưa nhưng khoảng cách giữa các răng không quá 2mm. 
  • Một số răng trong cung hàm nhỏ hơn và không cân xứng với toàn bộ khuôn hàm. 

Các trường hợp không nên bọc răng sứ: 

  • Răng bẩm sinh bị thiểu sản men, mất men và có lỗ nhỏ trên bề mặt. 
  • Răng có dấu hiệu bị nhiễm màu kháng sinh, ố vàng quá nhiều, không thể phủ một lớp sứ mỏng được. 
  • Khách hàng đã phủ sứ composite nhiều năm hoặc đã phủ sứ nhiều lần.
  • Những trường hợp răng thưa với khoảng trống lớn nhưng không muốn niềng răng. 
  • Răng bị sứt, mẻ, thiếu 2/3 thân răng và không đủ mặt tiếp xúc để dán sứ veneer.

Trong nhiều trường hợp, dán sứ veneer có thể không tốt và tối ưu như bọc răng sứ. Lựa chọn phương pháp nào tốt hơn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng của bạn. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến ​​của nha sĩ và được tư vấn kỹ trước khi đưa ra quyết định. 

Dán veneer có niềng răng được không?

Dán mặt sứ có niềng răng có được không? Đây là nỗi lo lắng, băn khoăn của rất nhiều người đã bọc răng sứ thẩm mỹ nhưng muốn niềng răng đều đẹp hơn. Đầu tiên để trả lời câu hỏi trên, trước khi thực hiện phương pháp nha khoa thẩm mỹ nào bạn cũng nên lựa chọn địa chỉ uy tín, được nhiều người tin tưởng. Theo các bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm, có hai trường hợp bạn có thể phủ sứ và niềng răng:

  • Trường hợp dán sứ đơn lẻ: Trường hợp này thì dán răng sứ, bạn vẫn có thể niềng răng như bình thường. 
  • Dán răng sứ toàn hàm: Các bác sĩ cũng đã điều chỉnh cho các răng thường thẳng hàng, đều nhau nên không cần phải niềng răng.
  • Trong trường hợp dán mặt sứ nhưng bạn vẫn muốn niềng răng thì các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng và cho bạn lời khuyên tốt nhất.
Dán veneer có niềng răng được không? Dán veneer hay bọc sứ tốt hơn? 2 Tuỳ theo tình trạng phủ sứ và tư vấn của bác sĩ mà bạn có nên niềng răng sau dán sứ hay không

Dán sứ veneer có tốt không?

Nếu bạn còn phân vân không biết có nên dán sứ veneer hay không thì có thể xem chi tiết ưu nhược điểm của phương pháp sau đây: 

Ưu điểm

Dán sứ veneer có một số ưu điểm như sau:

  • Không mài răng hoặc mài rất ít: Trước khi bọc hoặc dán sứ đều phải mài răng gốc. Trong phương pháp bọc răng sứ bắt buộc phải mài răng, nếu những người có răng nhạy cảm thấy ê buốt khi thực hiện. Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc lựa chọn mặt dán sứ vì với công nghệ ngày nay, chỉ cần mài một phần răng rất ít. Nên bạn không phải lo lắng răng gốc hư hỏng.
  • Không ê buốt, đau nhức: Do không phải mài răng hoặc rất ít. Nên bạn hầu như không cảm thấy ê buốt hay đau nhức trong suốt quá trình thực hiện. Dán sứ thẩm mỹ êm ái và dễ chịu hơn nhiều so với các quy trình bọc răng sứ. Tuy nhiên, tay nghề của bác sĩ cũng yếu định điều này rất nhiều.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng: Dán sứ veneer có thể hoàn thành chỉ trong vài lần hẹn khám và thực hiện. Các bác sĩ phải xử lý điều chỉnh răng và lấy dấu. Ở lần hẹn sau, bác sĩ sẽ thực hiện dán sứ.
  • Tự nhiên như răng thật: Vì mặt dán rất mỏng, được sử dụng màu sắc tự nhiên, kiểu dáng như răng thật, nên khi dán trông rất tự nhiên. Ngoài ra, khi ăn uống bạn vẫn có thể cảm nhận được thức ăn như bình thường.

Nhược điểm

Nhờ những ưu điểm trên nên mặt dán sứ thực sự phù hợp với những ai muốn cải thiện vẻ đẹp cho răng miệng. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm như sau:

  • Độ bền của dán mặt sứ phụ thuộc vào chất lượng của sứ, tay nghề bác sĩ, trang thiết bị sử dụng và cách chăm sóc. 
  • Phương pháp này không thể áp dụng trên răng có khuyết điểm lớn như răng lệch lạc nặng, khoảng hở lớn, răng sứt, mẻ nhiều.
  • Về cơ bản, veneers chỉ có thể làm thay đổi một chút về màu sắc và hình dạng của răng mà không ảnh hưởng đến răng thật. Vì vậy, trong những trường hợp phức tạp, các chuyên gia khuyên bạn nên niềng răng trước khi phủ sứ. 
Dán veneer có niềng răng được không? Dán veneer hay bọc sứ tốt hơn? 3 Ưu điểm của dán sứ veneer là không xâm lấn nhiều ảnh hưởng đến răng gốc

Nếu bạn muốn bọc răng sứ thẩm mỹ toàn hàm mà vẫn được niềng răng thì răng gốc của bạn phải chắc chắn, còn nguyên vẹn. Nếu chân răng của bạn quá yếu thì việc niềng răng sẽ gây ảnh hưởng xấu. Lực tác động lên chân răng khiến răng bị lung lay, gãy, rụng. Do đó, để biết được ​​dán veneer có niềng răng được không, bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ nha khoa để có lời khuyên phù hợp.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.