Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bọc răng sứ có bị rơi ra không? Những lưu ý khi chăm sóc răng sứ

Ngày 22/08/2022
Kích thước chữ

Giải pháp thẩm mỹ răng bằng bọc răng sứ hiện đang là lựa chọn tuyệt vời mang lại tính thẩm mỹ cao. Và trong quá trình dùng răng sứ nhiều trường hợp bị rơi. Vậy bọc răng sứ có bị rơi ra không? Nên làm gì khi mão sứ bị rơi ra?

Hiện nay các loại răng sứ đều có độ bền cao, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp răng sứ bị rơi ra ngoài. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Nếu răng sứ bị vỡ, rơi ra ngoài và không còn sử dụng được thì phải làm thế nào? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này tốt hơn.

Bọc răng sứ có bị rơi ra không?

Bọc răng sứ là giải pháp khắc phục hình răng bằng mão sứ được làm từ sứ hoặc kim loại bên trong và có màu sắc tương tự răng thật. Mão sứ được gắn trên răng thật đã mài nhỏ và dùng keo dán chuyên dụng. Lớp keo dính sẽ giúp mão sứ bám vào răng thật một cách chắc chắn. Bạn có thể thoải mái ăn uống và đánh răng hằng ngày mà không lo răng sứ bị rơi ra ngoài. 

Tuy nhiên, nếu răng sứ bị lung lay hoặc rơi ra ngoài sau một thời gian ngắn sử dụng thì có thể do các nguyên nhân sau:

  • Khi ăn uống, nếu lực nhai không được phân bổ đều và dồn về răng bọc sứ để cắn xé thức ăn quá cứng hoặc dai, răng sứ có nguy cơ bị chấn động, lung lay rơi ra ngoài.
  • Khi chải răng, nếu chải răng sứ quá mạnh, đặc biệt là ở vị trí chân răng, hiện tượng hở chân răng sẽ dần xuất hiện. Điều này cũng làm cho răng sứ dễ bị rơi gãy.
  • Răng sứ tiếp xúc lâu ngày trong môi trường nước bọt và vi khuẩn, theo thời gian lớp keo giữa răng sứ và cùi răng bị phá vỡ dẫn đến rỗng cùi và răng sứ rơi ra.
  • Do kỹ thuật của bác sĩ chưa tốt nên khi dán răng sứ vào cùi răng, lượng keo rất ít khiến chúng bám dính không tốt, khiến răng sứ bị lung lay, dễ rơi ra. 
Bọc răng sứ có bị rơi ra không? Những lưu ý khi chăm sóc răng sứ 1 Bọc răng sứ có bị rơi ra không thì câu trả lời là có do nhiều nguyên nhân như ăn uống, bị tác động mạnh,...

Răng sứ bị rơi ra phải làm sao?

Muốn biết răng sứ bị vỡ phải làm sao, trước tiên bạn nên tìm hiểu, xác minh rõ nguyên nhân và tình trạng răng miệng cụ thể. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cách khắc phục phù hợp.

  • Nếu răng sứ còn tốt, cùi răng còn khỏe, răng sứ rơi ra vẫn nguyên vẹn thì bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, làm sạch răng sứ và dùng xi măng, keo dán để lắp răng sứ trở lại. Sau khi phục hình răng sứ, bạn có thể ăn nhai bình thường trở lại, chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách. 
  • Nếu răng sứ không còn sử dụng được hoặc đã hết hạn sử dụng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cùi răng. Lấy dấu hàm để tạo ra những chiếc răng sứ mới thay thế.
Bọc răng sứ có bị rơi ra không? Những lưu ý khi chăm sóc răng sứ 2 Cách xử lý tốt nhất khi bị rơi răng sứ là đến gặp nha sĩ để kiểm tra và lắp lại răng sứ

Những lưu ý để răng bọc sứ không rơi ra ngoài

Vào ngày đầu tiên sau khi bọc răng sứ, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn sau của nha sĩ: 

  • Khi vẫn còn tê, tránh ăn uống quá nhiều quá mạnh cho đến khi hết thuốc tê hoàn toàn vì lúc này bạn chưa cảm nhận được cảm giác ở răng, bạn có thể nhai hoặc cắn, làm tổn thương môi và lưỡi gây loét, rất khó chịu. 
  • Không cắn quá mạnh, tránh thức ăn cứng hoặc dính vì một số loại keo chưa cứng hoàn toàn, những thức ăn này sẽ gây bong tróc ngay sau khi gắn. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa và chải răng nhẹ nhàng để tránh thức ăn bám và tích tụ lại. 
  • Súc miệng bằng nước ấm, nước muối ấm hoặc nước súc miệng trong 1 tuần để vệ sinh răng miệng tốt trong thời gian đầu sau khi đặt mão sứ.
  • Nếu răng có tủy sống, bạn có thể nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh trong thời gian ngắn. Vì vậy nếu có cảm giác ê buốt, bạn có thể dùng thuốc giảm đau. Điều này sẽ cải thiện sau khoảng vài ngày đến một tuần.

Thực phẩm nên và không nên ăn

Thực phẩm nên ăn

Ban đầu răng còn khá yếu, chưa tích hợp tốt với xương và các mô mềm, vì vậy bạn chỉ nên ăn:

  • Những thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như súp, cháo, sữa, trái cây mềm,... 
  • Để răng luôn chắc khỏe, bạn nên ăn các thực phẩm giàu canxi và sắt như sữa ít béo hoặc tách béo, pho mát, đậu phụ, cá biển, trứng, thịt nạc, rau xanh,... 
  • Bạn cũng nên bổ sung vitamin C thông qua chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều trái cây họ cam quýt, cà chua, bông cải xanh,… để duy trì nướu răng khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh răng miệng. 

Thực phẩm không nên ăn

Bên cạnh thực phẩm nên bổ sung thì có một số thực phẩm bạn nên tránh như:

  • Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nhất là trong những ngày đầu sau khi bọc răng sứ vì những thức ăn này sẽ làm tăng ê buốt
  • Không cắn những vật quá cứng, mặc dù răng sứ cứng và chịu lực cao nhưng không vì thế mà chủ quan dùng răng cắn vật cứng hay mở nắp chai hộp.
  • Hạn chế đồ uống có gas, có tính axit, mão sứ đã bao phủ răng nhưng vùng giáp ranh giữa mão sứ và răng thật là vùng đặc biệt, lâu ngày các chất này có thể ngấm vào thân răng sứ gây đổi màu và làm tổn thương các mô răng bên trong.

Cách chăm sóc răng sứ

Sau khi ăn chắc chắn không thể bỏ qua bước vệ sinh răng miệng. Bạn có thể tham khảo cách vệ sinh răng miệng an toàn cho răng bọc sứ theo các lưu ý dưới đây:

  • Bạn cần bỏ những thói quen xấu như cắn móng tay, nhai bút, dùng răng mở nắp chai, nghiến chặt hàm khi căng thẳng,... 
  • Hãy đến phòng khám nha khoa để khám và lấy cao răng định kỳ. Điều này giúp nhận biết sớm các vấn đề về răng miệng của mình, từ đó có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc tốt hơn, đảm bảo tuổi thọ lâu dài của răng sứ.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đây là yếu tố quyết định tình trạng thẩm mỹ và độ bền của răng sứ. Đánh răng 2 - 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.
  • Sử dụng các loại nước súc miệng như nước muối ấm hoặc nước súc miệng chứa chlorhexidine ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi và đau răng. Không nên sử dụng nước súc miệng có cồn, vì điều này có thể ảnh hưởng đến chất keo dính.
  • Bạn không nên dùng tăm để làm sạch các kẽ răng mà nên dùng chỉ nha khoa. Vì tăm cứng, sắc nhọn sẽ đâm, chọc thủng các mô mềm, gây tổn thương, chảy máu, sưng nướu, mòn chân răng,... 
  • Nếu bạn có thói quen nghiến răng thì nên đeo khay chống nghiến để bảo vệ răng sứ không bị mòn, gãy vỡ.
Bọc răng sứ có bị rơi ra không? Những lưu ý khi chăm sóc răng sứ 3 Chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận là cách bảo vệ răng sứ được bền lâu

Với những thông tin về bọc răng sứ có bị rơi ra không hay cách xử lý như thế nào khi răng sứ bị rơi ở trên đây, hy vọng bạn đã có cho mình biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế tối đa khả năng răng sứ bị rơi ra ngoài. Hãy lưu ý lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ có chuyên môn và trang thiết bị hiện đại. Đồng thời, sau khi phục hình răng bạn phải cải thiện việc chăm sóc răng miệng, chú ý đến thực đơn ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày. Đến nha khoa kiểm tra định kỳ để bảo vệ cho răng sứ được lâu hơn.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:răng miệng