Ngày nay, khi nhu cầu thẩm mỹ ngày càng được quan tâm thì một hàm răng đều và trắng sáng mang lại sự tự tin nhất định cho bản thân. Hiện nay có nhiều phương pháp thẩm mỹ răng trong đó có dán sứ veneer. Vậy dán veneer là gì? Dán veneer có phải mài răng không?
Dán veneer có phải mài răng không?
Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng mặt dán sứ siêu mỏng, dày khoảng 0,5 - 0,6mm, có hình dáng và màu sắc giống răng thật, dán lên bề mặt răng mà không cần mài răng. Nhờ vậy bạn cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình thực hiện mà vẫn có được hàm răng đều đẹp. Dán sứ veneer siêu mỏng là giải pháp có tính thẩm mỹ cao nhờ màu sắc tự nhiên như răng thật, có thể giữ được răng nguyên vẹn mà không gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng.
Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật phục hình răng bằng veneer sứ siêu mỏng là không cần mài răng, không gây ê buốt, răng sứ bám rất chắc vào bề mặt răng thật, đảm bảo độ bền và khả năng ăn nhai tốt nhất. Vì răng sứ khá mỏng nên màu sắc của răng thật được phản chiếu ra bên ngoài tạo nên màu răng trắng tự nhiên.
Tuỳ vào tình trạng răng bác sĩ sẽ mài phần nhỏ răng trước khi dán sứ veneer
Ưu và nhược điểm của dán sứ veneer không cần mài răng
Kỹ thuật dán sứ không mài răng đang ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của những người đang có nhu cầu thẩm mỹ răng. Bất kỳ phương pháp làm răng nào cũng có ưu, nhược điểm riêng. Các bạn nên tìm hiểu về kỹ thuật dán sứ veneer không mài răng trước khi quyết định có thực hiện hay không.
Ưu điểm
Sở dĩ phương pháp này đang thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng là vì mang lại nhiều lợi ích.
- Quy trình dán mặt dán sứ không mài răng không đau là kỹ thuật thẩm mỹ ít xâm lấn, trong quá trình thực hiện đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Mặt dán sứ không mài mòn có khả năng bảo tồn răng thật tối đa. Đảm bảo mặt dán sứ veneer và không ảnh hưởng đến tủy răng và các mô mềm xung quanh răng.
- Thời gian thực hiện nhanh.
- Không phải lo lắng về răng sau này trở nên yếu hơn. Mặt dán sứ không mài răng giúp ngăn ngừa mất răng vĩnh viễn một cách hiệu quả.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên, phương pháp này có một số nhược điểm như:
- Mặt dán sứ không đạt tính thẩm mỹ cao nhất.
- Thông thường, nếu dán sứ không mài răng thì hình dáng răng hơi tròn và dày. Đồng thời, độ trong và độ mỏng không được đảm bảo.
- Khi dán sứ veneer mà không mài răng, bạn có thể gặp phải những rủi ro như viêm nướu, đổi màu viền nướu.
- Độ bền không có đảm bảo 100% nên phải hết sức cẩn thận trong quá trình ăn nhai và vệ sinh.
- Ngoài ra, dán veneer không mài không thể áp dụng cho các răng bị xỉn màu nghiêm trọng hoặc răng mọc lệch lạc.
- Thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ không mài răng sẽ đánh trúng tâm lý của nhiều khách hàng. Tuy nhiên, để biết rằng phương pháp này có phù hợp với răng của bạn không. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lựa chọn tốt nhất.
Quy trình dán sứ veneer
Xử lý răng
Nha sĩ phải mài bớt men trên bề mặt ngoài của răng. Mục đích là để tạo khoảng trống trên răng tự nhiên để đặt veneer, trông tự nhiên và không tạo ra bề mặt lồi lõm cho mảng bám thức ăn. Các nha sĩ thường mài men răng từ 0,3 - 0,6mm hoặc ít hơn. Nếu răng của bạn bị lệch lạc nghiêm trọng và không có đủ chỗ cho các miếng dán thì phải mài thêm răng.
Xử lý những vấn đề răng như sâu và chữa tuỷ dứt điểm trước khi dán sứ veneer
Lấy dấu răng
Sau khi xử lý răng, nha sĩ sẽ lấy dấu răng bằng kỹ thuật số, máy quét hoặc lấy dấu thủ công. Vật liệu thường được làm bằng cao su hoặc alginate. Không làm ảnh hưởng đến bề mặt răng hoặc nướu.
Hoàn tất dán sứ veneer
Khi mặt dán sứ đã được kỹ thuật viên hoàn thiện, nha sĩ sẽ dán lên răng đã chuẩn bị trước đó bằng keo dán nha khoa. Sau khi dán sứ veneer, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu trong vài ngày và tự hết.
Những trường hợp có thể áp dụng dán sứ veneer
Tuỳ vào tình trạng răng của bạn mà có thể áp dụng dán sứ veneer phù hợp như:
- Mòn men răng, xỉn màu nhẹ: Men có thể bị mòn hoặc mất màu một cách tự nhiên theo thời gian. Đó là do sự bám dính lâu ngày của các mảng bám do trà, cà phê, thuốc lá, sử dụng thuốc hoặc di truyền.
- Răng bị gãy, sứt mẻ nhẹ: Tình trạng sứt mẻ không quá 1/3 thân răng. Những trường hợp nặng cần được phục hình bằng các phương pháp thẩm mỹ răng khác như bọc răng sứ, trồng răng.
- Răng thưa: Răng của một số người bị thưa từ khi còn nhỏ hoặc sự di chuyển bất thường của răng khiến những khoảng trống này ngày càng rộng ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà cũng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Tuy nhiên nếu khoảng hở quá lớn thì không nên áp dụng biện pháp dán sứ veneer
- Những trường hợp khác: Răng mọc lệch lạc, viêm nha chu, sâu răng, chữa tủy thì không phù hợp để áp dụng phương pháp này.
Cách chăm sóc răng sau khi dán sứ veneer
Để có thể bảo vệ răng và kéo dài tuổi thọ của mặt răng dán sứ thì cần có chế độ chăm sóc răng miệng một cách kỹ lưỡng và khoa học. Bạn cần đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách. Điều này bao gồm đánh răng, dùng chỉ nha khoa và dùng nước súc miệng như bình thường. Mặc dù veneer sứ chống lại các vết ố nhưng nha sĩ khuyên bạn nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống gây đổi màu như cà phê, trà hoặc rượu vang đỏ.
Đồng thời, bạn nên thực hiện việc khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để đảm phương pháp dán răng veneer có kết quả tốt. Từ đó còn giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các bệnh liên quan đến răng miệng có thể xảy ra trong khoang miệng.
Sau khi dán sứ veneer bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng cẩn thận
Vậy dán veneer có phải mài răng không? Nếu như trước đây chưa có kỹ thuật dán veneer thì các phương pháp truyền bọc răng đều ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật. Dán răng sứ không mài răng đang là giải pháp lý tưởng hiện nay, khắc phục những nhược điểm của răng, mang lại kết quả thẩm mỹ tuyệt vời. Để đảm bảo dán sứ được bền đẹp bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp