Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe/
  4. Bệnh viện

Đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có khó không?

Ngày 06/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhắc đến những cơ sở y tế chuyên khoa Sản hàng đầu cả nước, không thể không nhắc đến Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Vậy đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có khó không?

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là tuyến đầu, nơi tiếp nhận hàng ngàn lượt khám, chữa bệnh mỗi ngày. Điều này khiến nhiều người bệnh không khỏi thắc mắc liệu đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có khó không. Để giải đáp thắc mắc này, còn chần chờ gì mà không cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Đôi nét tổng quan về Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Lịch sử hình thành

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là bệnh viện công, được thành lập vào ngày 21/11/1979, theo Quyết định số 4951/QĐTC của UBND Thành phố Hà Nội. Đến năm 2017, theo Quyết định số 321/QĐ-UBND, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã ký quyết định sáp nhập Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Đông vào Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

Đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có khó không? 1
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có lịch sử hình thành từ rất lâu đời

Trải qua chặng đường 41 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã khẳng định vị thế quan trọng trong công tác điều trị, khám chữa bệnh sản, phụ khoa. Đến nay, cơ sở y tế này đã trở thành bệnh viện tuyến cuối chuyên ngành sản phụ khoa.

Nhờ niềm tin vững chắc của người dân, mỗi năm, Bệnh viện tiếp nhận đến 720.000 lượt người bệnh khám chữa bệnh ngoại trú và trên 74.000 lượt người bệnh khám chữa bệnh nội trú. Đây cũng chính là lý do quan trọng, tạo động lực cho Bệnh viện nhanh chóng cải thiện trang thiết bị hiện đại, cũng như cập nhật các kỹ thuật mới nhất trên thế giới trong quá trình điều trị cho người dân.

Thành tựu

Đánh dấu chặng đường 41 năm, từ một bệnh viện nhỏ chỉ với 100 giường bệnh, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã nhanh chóng đạt đến con số 700 giường bệnh với 41 khoa, phòng, tổ, bộ và trung tâm trực thuộc. Bệnh viện bao gồm 230 bác sĩ, 45 dược sĩ, 858 hộ sinh, điều dưỡng và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm chăm sóc cho hàng ngàn người bệnh.

Đặc biệt, trong 10 năm trở lại đây, Bệnh viện đã đạt được nhiều thành tích vượt trội và có những bước phát triển mạnh mẽ trong công tác chuyên môn. Mỗi năm, Bệnh viện thực hiện tới hơn 40.000 ca đẻ, 20.000 ca phẫu thuật sản phụ khoa, hàng chục ngàn ca thủ thuật và gần một triệu lượt khám mỗi năm. Trong đó, bao gồm rất nhiều ca bệnh khó và hiếm gặp đã được điều trị thành công.

Với những thành tích đáng tự hào này, từ năm 1999 đến nay, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội vinh dự được Chủ tịch nước, Đảng bộ, Chính phủ và Bộ Y tế trao tặng Huân chương Lao động Hạng nhất, Cờ thi đua và Bằng khen Thành tích Xuất sắc.

Đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có khó không? 2
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội gặt hái được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển

Thời gian hoạt động

“Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có làm việc vào Thứ 7, Chủ nhật không?” là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Để người bệnh chủ động hơn khi đến thăm khám tại các cơ sở, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã thông báo về lịch hoạt động chính thức như sau:

  • Thứ 2 - Thứ 6: Từ 7 giờ - 16 giờ 30.
  • Thứ 7, Chủ nhật: Bệnh viện chỉ tiếp nhận bệnh nhân khám theo hình thức dịch vụ từ 8 giờ - 16 giờ.

Quy trình khám bệnh

Đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có khó không? Câu trả lời là không. Đến với Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, người bệnh sẽ được hưởng dịch vụ khép kín từ sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, sàng lọc các bệnh di truyền, tiêm phòng vắc xin, đến đồng hành chăm sóc mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai.

Để đăng ký thăm khám tại đây, người bệnh cần tham khảo quá trình thăm khám bệnh như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân đến tầng 1 để mua sổ khám bệnh và điền đầy đủ thông tin.
  • Bước 2: Đi đến quầy lễ tân để nộp sổ, căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế (nếu có) để nhân viên y tế xác nhận thông tin và nhận số thứ tự khám.
  • Bước 3: Người bệnh cầm sổ y tế đến quầy để thanh toán tiền khám bệnh.
  • Bước 4: Sau khi đã hoàn tất các thủ tục đăng ký, người bệnh chờ theo số thứ tự trước cửa phòng khám cho đến khi được gọi tên.
  • Bước 5: Khi đến lượt khám, bạn vào phòng khám để bác sĩ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định cận lâm sàng nếu cần thiết.
  • Bước 6: Trong trường hợp được chỉ định cận lâm sàng, bạn quay lại quầy đóng tiền để đóng viện phí bổ sung và nhận hóa đơn rồi mới đi làm xét nghiệm.
  • Bước 7: Người bệnh đợi lấy kết quả xét nghiệm và quay về phòng khám ban đầu để bác sĩ kết luận, thông báo về phác đồ điều trị và kê đơn thuốc.
dang-ky-kham-benh-tai-benh-vien-phu-san-ha-noi-co-kho-khong 2.jpg
Quy trình thăm khám ở Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội diễn ra nhanh chóng, dễ dàng

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có nhận khám và chữa bệnh cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế. Khi đến thăm khám, người bệnh nên chuẩn bị sẵn thẻ bảo hiểm và các giấy tờ tùy thân liên quan để quá trình làm hồ sơ khám bệnh diễn ra thuận lợi nhất.

Chuyên khoa khám chữa bệnh

Để tránh tình trạng quá tải vào đầu mỗi ca làm việc, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã được chia thành nhiều khoa, phòng khác nhau, phù hợp với từng đối tượng người bệnh. Cụ thể:

Khoa lâm sàng:

  • Hỗ trợ sinh sản;
  • Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh;
  • Khoa Khám sản khoa tự nguyện;
  • Khoa Khám phụ khoa tự nguyện;
  • Khoa Khám chuyên sâu sản phụ khoa và sơ sinh;
  • Khoa Sinh đẻ - Kế hoạch hóa gia đình;
  • Khoa Khám bệnh;
  • Khoa Dịch vụ D3;
  • Khoa Sơ sinh;
  • Khoa Dịch vụ D4;
  • Khoa Dịch vụ D5;
  • Khoa Gây mê hồi sức;
  • Khoa Gây mê hồi sức tự nguyện;
  • Khoa Đẻ A2;
  • Khoa Sản thường A3;
  • Khoa Sản bệnh A4;
  • Khoa Phụ A5;
  • Khoa Sản nhiễm trùng C3;
  • Khoa Phụ nội tiết.

Khoa cận lâm sàng:

  • Khoa Dinh dưỡng;
  • Khoa Dược;
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh;
  • Khoa Hóa sinh;
  • Khoa Vi sinh;
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;
  • Khoa Giải phẫu bệnh;
  • Khoa Huyết học - Truyền máu.
Đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có khó không? 4
Các khoa tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được trang bị hệ thống máy móc hiện đại

Bảng giá khám bệnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Nhà thuốc Long Châu xin gửi đến bạn bảng chi phí tham khảo của một số dịch vụ khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, được cập nhật theo Thông tư 13/2023/TT-BYT như sau:

Tên dịch vụ

Khám Khu tự nguyện

Khám khu chuyên gia

Khám Thứ 7 - Chủ nhật

Khám phụ khoa

300,000

500,000

300,000

Khám thai

300,000

500,000

300,000

Siêu âm 2D

196,000

196,000

196,000

Siêu âm 3D/4D

400,000

400,000

400,000

Lưu ý rằng bảng giá dịch vụ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết được bảng giá khám - chữa bệnh cụ thể đối với từng trường hợp, người bệnh nên liên hệ với những kênh thông tin chính thức của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

Địa chỉ và thông tin liên hệ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh cấp cứu hoặc phụ nữ mang thai chuyển dạ. Vì vậy, để rút ngắn thời gian tìm kiếm địa chỉ và phương thức liên lạc, người bệnh được khuyến khích nên ghi nhớ các thông tin quan trọng sau:

Hiện tại, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có 3 cơ sở chính thức là:

  • Cơ sở 1: Số 929, đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Số 38, đường Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Cơ sở 3: Số 10, đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Các thông tin liên lạc khác:

  • Số điện thoại cấp cứu: 0243 8343181
  • Số điện thoại đặt khám: 19006922
  • Số điện thoại cơ sở 2: 0246 2785 746
  • Số điện thoại cơ sở 3: 0243 3512 424

Trên đây là những thông tin hữu ích mà người bệnh cần tham khảo trước khi thăm khám tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cam kết sẽ mang lại những trải nghiệm hài lòng nhất cho khách hàng khi khám, chữa bệnh tại đây.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin