Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chỉ số z-score suy dinh dưỡng là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ một cách chính xác thông qua cân nặng, chiều cao, độ tuổi đã được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra. Bạn có thể đưa trẻ đến khám dinh dưỡng tại các trung tâm y tế để được đánh giá chỉ số này.
Chỉ số z-score suy dinh dưỡng là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ một cách chính xác thông qua cân nặng, chiều cao, độ tuổi đã được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra. Bạn có thể đưa trẻ đến khám dinh dưỡng tại các trung tâm y tế để được đánh giá chỉ số này.
Tháng 4 năm 2006, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra chuẩn phát triển mới để áp dụng cho đối tượng là trẻ em.
Z-score suy dinh dưỡng là chỉ số đánh giá dinh dưỡng được WHO sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em thông qua các thông số chiều cao, cân nặng và độ tuổi.
Chuẩn này đã được WHO tiến hành xây dựng từ tháng 7 năm 1997 đến tháng 12 năm 2003 dựa trên kết quả theo dõi 8.440 trẻ nhỏ, kết hợp cùng 2 nghiên cứu theo dõi theo chiều dài đối với trẻ 0 – 24 tháng tuổi và nghiên cứu cắt ngang đối với trẻ 18 – 71 tháng tuổi.
Có 6 quốc gia đảm bảo các tiêu chuẩn của WHO đã được tham gia, đó là Brazil, Ghana, India, Na Uy, Oman và Mỹ.
Z-score được tính theo công thức sau:
Z-score = (Kích thước đo được - Số TB của quần thể tham chiếu)/Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu
Đối với trẻ từ 0-5 tuổi
Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ từ 0 - 5 tuổi được đánh giá qua 3 chỉ số: cân nặng theo tuổi (Bảng 1), chiều cao theo tuổi (Bảng 2) và cân nặng theo chiều cao (Bảng 3).
Chuẩn dùng để so sánh các chỉ số z-score suy dinh dưỡng là chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006. Trẻ được phân loại suy dinh dưỡng khi được chẩn đoán suy dinh dưỡng ở ít nhất một trong ba chỉ số trên. Trẻ được phân loại thừa cân, béo phì thông qua chỉ số cân nặng theo chiều cao.
Bảng 1. Đánh giá chỉ số Z-score cân nặng theo tuổi
Chỉ số Z-score |
Đánh giá |
< -3 SD |
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ nặng |
< -2 SD |
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân |
-2 SD ≤ Z-score ≤ 2 SD |
Bình thường |
Bảng 2. Đánh giá chỉ số Z-score chiều cao theo tuổi
Chỉ số Z-score |
Đánh giá |
< -3 SD |
Suy dinh dưỡng thể thấp còi mức độ nặng |
< -2 SD |
Suy dinh dưỡng thể thấp còi |
-2 SD ≤ Z-score ≤ 2 SD |
Bình thường |
Bảng 3. Đánh giá chỉ số Z-score cân nặng theo chiều cao
Chỉ số Z-score |
Đánh giá |
< -3 SD |
Suy dinh dưỡng thể gầy còm mức độ nặng |
< -2 SD |
Suy dinh dưỡng thể gầy còm |
-2 SD ≤ Z-score ≤ 2 SD |
Bình thường |
> 2 SD |
Thừa cân |
> 3 SD |
Béo phì |
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-19 tuổi
Từ 5 tuổi trở lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ chỉ còn được đánh giá thông qua 2 chỉ số: chỉ số chiều cao theo tuổi (Bảng 4) và chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi (Bảng 5).
Chuẩn dùng để so sánh các chỉ số z-score suy dinh dưỡng là chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới năm 2007. Phân loại suy dinh dưỡng khi được chẩn đoán suy dinh dưỡng ở ít nhất một trong hai chỉ số trên. Thừa cân, béo phì thông qua chỉ số BMI theo tuổi.
Bảng 4. Đánh giá chỉ số Z-score chiều cao theo tuổi
Chỉ số Z-score |
Đánh giá |
< -3 SD |
Suy dinh dưỡng thể thấp còi mức độ nặng |
< -2 SD |
Suy dinh dưỡng thể thấp còi |
-2 SD ≤ Z-score ≤ 2 SD |
Bình thường |
Bảng 5. Đánh giá chỉ số Z-score BMI theo tuổi
Chỉ số Z-score |
Đánh giá |
< -3 SD |
Suy dinh dưỡng thể gầy còm mức độ nặng |
< -2 SD |
Suy dinh dưỡng thể gầy còm |
-2 SD ≤ Z-score ≤ 1 SD |
Bình thường |
> 1 SD |
Thừa cân |
> 2 SD |
Béo phì |
Phan Ngọc Ánh
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.