Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau bụng dưới khi mang thai là một trong những dấu hiệu thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Vậy nguyên nhân nào khiến tình trạng này xảy ra và cần xử lý như thế nào? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Từ lúc mang thai cho đến khi em bé chào đời, cơ thể mẹ trải qua rất nhiều thay đổi, dẫn đến những biểu hiện khác nhau. Một trong số đó là những cơn đau bụng dưới. Cơn đau bụng dưới khi mang thai thường có thể rất bình thường do những nguyên nhân sinh lý. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể là những dấu hiệu nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế.
Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ. Vậy những nguyên nhân thường gặp của đau bụng dưới khi mang thai là gì?
Trong thời kỳ đầu mang thai, nhiều phụ nữ có cảm giác đau nhẹ bụng dưới tương tự biểu hiện của kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân chính là do thai đã bắt đầu bám vào lớp niêm mạc tử cung và làm tổ trong buồng tử cung. Lúc này, bạn không cần quá lo lắng bởi vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong khoảng 2 đến 3 ngày rồi dần giảm nhẹ khi tử cung và xương chậu mở đủ rộng.
Táo bón là một trong số nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau bụng dưới khi mang thai. Nguyên nhân dẫn đến táo bón khi mang thai là do thai nhi lớn lên khiến tử cung phát triển, chèn ép lên thành ruột. Ngoài ra, nồng độ hormone progesterone trong cơ thể của phụ nữ mang thai cũng làm giảm nhu động ruột. Điều này khiến thức ăn bị ứ lại ở ruột, không được tiêu hóa hết, dẫn đến vùng bụng dưới bị đau và khó chịu.
Hiện tượng thai nhi đạp mẹ là một biểu hiện rất phổ biến ở tất cả những người phụ nữ đang mang thai. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của thai nằm bên trong bụng mẹ.
Khi đau bụng dưới khi mang thai trong 3 tháng giữa của thai kỳ, nguyên nhân thường gặp có thể là do căng cơ và căng dây chằng. Cơ và dây chằng trong xương chậu giúp giữ tử cung ở đúng vị trí khi thai lớn lên.
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, bào thai khi này đã phát triển về kích thước dẫn đến các cơ và dây chằng quanh tử cung phải giãn ra để nâng đỡ. Điều này gây ra tình trạng đau bụng dưới, nhất là khi người phụ nữ thay đổi tư thế quá nhanh hoặc khi ho.
Đau bụng dưới khi mang thai cũng diễn ra trong 3 tháng cuối thai kỳ do nguyên nhân là cơn gò Braxton - Hicks. Các cơn gò Braxton - Hicks chỉ kéo dài trong khoảng vài giây và thường không đều. Đây là một yếu tố cần thiết để chuẩn bị chuyển dạ, những cơn gò này sẽ làm cổ tử cung của người phụ nữ trở nên mềm hơn và rộng hơn, giúp quá trình thai nhi ra đời dễ dàng và thuận lợi.
Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng người phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung có thể do các nguyên nhân kể như đường sinh dục bị viêm nhiễm, bất thường ở vòi tử cung (chít hợp vòi tử cung… ).
Bên cạnh việc gây đau bụng dưới, thai ngoài tử cung còn có thể biểu hiện thành các triệu chứng như: Chảy máu âm đạo, chóng mặt, đau vai và dễ ngất xỉu. Khi thấy những dấu hiệu này, phụ nữ mang thai cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Trong suốt thời kỳ mang thai, bánh nhau là nguồn dinh dưỡng của thai nhi, giúp thai nhi phát triển. Chính vì vậy, bánh nhau sẽ thường phát triển cùng với tử cung người mẹ và sẽ chỉ bong ra khỏi thành tử cung khi người mẹ sinh con. Trong những trường hợp nhau thai bong ra khỏi thành tử cung sớm, tử cung sẽ có hiện tượng căng cứng và đau, gây nên tình trạng đau bụng dưới.
Tỷ lệ phụ nữ mang thai gặp các nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ là không hề nhỏ (10%). Nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ gây ra đau bụng dưới khi mang thai, kèm theo đó là các triệu chứng khác như: Tiểu buốt rát, tiểu không kiểm soát, nước tiểu có những đặc điểm bất thường như có máu, các chất gây mùi hôi…
Tình trạng tiền sản giật xuất hiện vào nửa sau của thai kỳ và thường đặc trưng bởi đau bụng dưới, protein xuất hiện trong nước tiểu và huyết áp cao. Tiền sản giật còn gây ra các triệu chứng khác như: Đau đầu, buồn nôn và nôn, sưng phù ở mặt và tay, thị lực giảm sút và khó thở. Ngoài ra, tiền sản giật ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tạo nên các cơn co giật nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.
Chuyển dạ khi thai nhỏ hơn 37 tuần tuổi cũng có thể là nguyên nhân dẫn đau bụng dưới quanh rốn. Đặc điểm của đau bụng dưới do chuyển dạ non là những cơn đau này không mất đi khi sản phụ thay đổi tư thế hay đi lại. Bên cạnh đó sản phụ có thể cảm thấy áp lực ở xương chậu như em bé đang đẩy xuống, kèm theo là tình trạng tiêu chảy và ra dịch nhầy hồng âm đạo.
Đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu của dọa sảy thai và sảy thai. Các trường hợp sảy thai thường xảy ra trong giai đoạn đầu và giữa thai kỳ, nên đôi khi khó có thể phân biệt được cơn đau bụng là do thai bị sảy hay do sự làm tổ của thai. Chính vì vậy, triệu chứng sảy thai quan trọng cần lưu ý nhất là chảy máu.
Khác với quá trình làm tổ trong những tháng đầu thai kỳ, đau bụng trong sảy thai thường đi kèm với tình trạng chảy máu kéo dài, có thể lên tới vài ngày và diễn biến nặng hơn theo thời gian.
Mặc dù đau bụng dưới là biểu hiện thường thấy ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên nó cũng có thể là các dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của sản phụ. Ngoài các triệu chứng thông thường, phụ nữ đau bụng dưới khi mang thai cần báo ngay với bác sĩ nếu có biểu hiện:
Nếu không có các triệu chứng nguy hiểm kèm theo, những cơn đau bụng dưới khi mang thai thường sẽ thuyên giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai có thể thực hiện một số hoạt động sau để giảm đau tại nhà:
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách xử trí khi gặp tình trạng đau bụng dưới khi mang thai. Hy vọng bài viết trên có thể đem lại cho bạn những nội dung mà bạn đang tìm kiếm. Chúc bạn đọc thật khỏe mạnh và đừng quên theo dõi trang web của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin sức khỏe mới nhất nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...