Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong những ngày hành kinh, bị đau bụng kinh là một trong những nỗi ám ảnh của phụ nữ. Vị trí gây đau ở mỗi người sẽ khác nhau. Vậy, đau bụng kinh ở vị trí nào thì bình thường và ở vị trí nào thì nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
Hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ về tình trạng đau bụng kinh, nguyên nhân và triệu chứng gây đau, đặc biệt là vấn đề được nhiều phụ nữ quan tâm là đau bụng kinh ở vị trí nào thì bình thường, vị trí nào là nguy hiểm.
Đau bụng kinh là tình trạng bị đau quặn thắt và dữ dội, có thể xuất hiện ở trước và trong kỳ kinh nguyệt.
Nhiều chị em thắc mắc rằng đau bụng kinh ở vị trí nào thì bình thường. Vị trí đau thường bắt đầu ở vùng bụng dưới, lan dần ra cả vùng chậu và có trường hợp còn ảnh hưởng đến cả vùng lưng. Khi có những dấu hiệu sau đây nghĩa là bạn có cơn đau bụng kinh bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng kinh đi kèm với một số dấu hiệu khác thường, có thể cơ thể của bạn đang gặp phải bệnh lý nguy hiểm.
Cơn đau bụng kinh bình thường chỉ gây ra sự khó chịu nhẹ. Nhưng với những cơn đau quặn thắt dữ dội đến mức bạn không chịu đựng nổi thì nên đến bệnh viện để khám.
Tình trạng đau bụng kinh thường được chia làm đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Cơn đau nguyên phát là tự nhiên, thường xuất hiện do tử cung co bóp. Còn cơn đau thứ phát thường có liên quan đến các vấn đề bệnh lý phụ khoa.
Khi bị đau bụng kinh, phụ nữ sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:
Không chỉ thắc mắc đau bụng kinh ở vị trí nào thì không cần lo ngại, các chị em còn quan tâm đến đau bụng kinh bất thường sẽ gây ra các biến chứng y tế như thế nào. Nếu chị em gặp tình trạng đau bụng kinh thứ phát do các bệnh lý, sẽ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Ví dụ trường hợp sau:
Do đó, phụ nữ gặp tình trạng đau bụng kinh kéo dài, đi kèm là những triệu chứng khác cần thăm khám và điều trị sớm nhằm giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Hormone prostaglandin trong cơ thể phụ nữ có tác dụng kích hoạt các cơn co thắt cơ trong tử cung để làm xuất tiết niêm mạc, gây nên tình trạng viêm đau. Ngay trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt, mức độ hormone prostaglandin sẽ tăng.
Các đối tượng thường bị đau bụng kinh gồm: Dưới 20 tuổi, trong gia đình có người thân từng bị đau bụng kinh, hút thuốc lá, chu kỳ kinh nguyệt không đều, chưa trải qua quá trình sinh đẻ, dậy thì quá sớm, chảy máu nhiều và kéo dài trong kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, đau bụng kinh còn là dấu hiệu cảnh báo về một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, có thể là:
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Nguyên nhân gây ra hội chứng này là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, thường phát sinh khoảng 1 đến 2 tuần trước khi bắt đầy có kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi bắt đầu chảy máu kinh, các triệu chứng thường sẽ biến mất.
U xơ tử cung: Khối u không ưng thư phát triển và gây áp lực lên tử cung gây đau bất thường và chảy máu.
Lạc nội mạc tử cung: Các tế bào từ niêm mạc tử cung phát triển tại các bộ phận khác của cơ thể, phổ biến nhất là trên buồng trứng, ống dẫn trứng hay mô lót khung chậu.
Bệnh viêm vùng chậu (PID): Các loại vi khuẩn lây qua đường tình dục gây ra tình trạng nhiễm trùng tử cung, buống trứng hay ống dẫn trứng gọi là bệnh viêm vùng chậu. Phản ứng viêm phát triển thường gây đau quặn ở vùng chậu và bụng dưới.
Lạc nội mạc trong tử cung: Niêm mạc tử cung sẽ phát triển thành cơ của tử cung, tạo ra áp lực, gây viêm và đau. Đây là tình trạng hiếm gặp.
Hẹp cổ tử cung: Cổ tự cung quá nhỏ hẹp làm cản trở dòng chảy kinh nguyệt, gây ra sự gia tăng áp lực ở bên trong tử cung và gây đau. Đây là tình trạng hiếm gặp.
Để tìm ra phương pháp điều trị bác sĩ cần căn cứ vào nguyên nhân gây đau bụng kinh. Các cách điều trị đau bụng kinh phổ biến gồm:
Để giảm bớt cơn đau bụng kinh, bác sĩ cân nhắc dùng thuốc trước tiên và chỉ định phẫu thuật khi gặp một số tình trạng y tế nghiêm trọng.
Bên cạnh việc điều trị nêu trên, người bệnh cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh và áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà gồm:
Nhìn chung, khi bị đau bụng kinh, chị em nên theo dõi các triệu chứng có dấu hiệu gì khác thường hay không, nếu có cần đi khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh bị các bệnh lý nguy hiểm.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.