Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau đầu rối loạn tiền đình nên ăn gì và không nên ăn gì?

Ngày 30/03/2018
Kích thước chữ

Một chế độ ăn uống hợp lý góp phần hiệu quả trong việc điều trị đau đầu rối loạn tiền đình cũng như giảm các triệu chứng nguy hiểm hơn do bệnh gây ra.

Một chế độ ăn uống hợp lý góp phần hiệu quả trong việc điều trị đau đầu rối loạn tiền đình cũng như giảm các triệu chứng nguy hiểm hơn do bệnh gây ra.

1. Đau đầu rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Thực phẩm giàu Axit-folic

Nguyên nhân dẫn đến đau đầu rối loạn tiền đình là do hàm lượng homocystein trong cơ thể tăng cao đột ngột. Điều này lại xuất phát từ việc hàm lượng axit này trong máu quá thấp gây ra. Do vậy, những người bị bệnh này cần thiết phải bổ sung nhiều loại thực phẩm, thức ăn có chứa Axit -folic. Các nhà khoa học đã khuyến cáo, người bệnh đau tiền đình vùng đầu nên nạp mỗi ngày ít nhất 400 microgram Axit-folic thông qua các thực phẩm như: rau bina, bánh mì, đậu trắng, lạc, nước ép cam và mầm lúa mì.

Đau đầu rối loạn tiền đình nên ăn gì và không nên ăn gì?

Rau bina là loại rau có chứa nhiều Axit-folic tốt cho người đau đầu rối loạn tiền đình

Thực phẩm giàu chất xơ:

Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như tăng cường sự miễn dịch cơ thể để đầy lùi các triệu chứng bệnh tật.

Bổ sung vitamin:

Theo các chuyên gia sức khỏe, Vitamin có vai trò đặc biệt tốt cho người bị đau đầu rối loạn tiền đình. Vitamin không chỉ làm tăng sức đề kháng mà còn hỗ trợ làm tăng sức khỏe của hệ tiền đình. Những vitamin được khuyên bổ sung là:

Vitamin B6: giúp khắc phục triệu chứng chóng mặt. Loại vitamin này có thể được tìm thấy nhiều trong thịt gia cầm, phomai, đậu khô, các loại hải sản, sữa và rau bina.

Vitamin C: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu một người được bổ sung 600mg vitamin C mỗi ngày cùng với một số các hợp chất tốt khác trong thời gian 8 tuần có thể kiểm soát hiệu quả bệnh đau đầu tiền đình cũng như nhiều bệnh khác. Bạn có thể tìm thấy Vitamin C trong các trái cây họ cam quýt, ớt xanh, ổi và đu đủ.

Đau đầu rối loạn tiền đình nên ăn gì và không nên ăn gì?

Mỗi ngày 1 ly nước cam là cách tốt nhất tăng sức đề kháng cũng như giảm triệu chứng đau đầu

Vitamin D: Đây là loại vitamin này có tác dụng khắc phục triệu chứng xơ cứng tai thường gặp ở người bệnh bị rối loạn tiền đình. Do vậy, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như cá, trứng, sữa… có chứa nhiều vitamin D, để phục vụ cho quá trình hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn.

Folate: Nghiên cứu cho thấy đây là một vitamin giúp giảm bớt các vấn đề cân bằng ở người lớn tuổi. Nó có tác dụng sửa chữa những khiếm khuyết tại hệ thống tiền đình. Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau lá xanh để có được folate nhiều hơn nhé.

2. Đau đầu rối loạn tiền đình nên kiêng ăn gì?

Ngoài việc tìm đúng nhóm thực phẩm bạn nên ăn khi bị đau đầu rối loạn tiền đình thì việc tránh ăn những món ăn không tốt cho bệnh cũng đóng vai trò quan trọng.

-Tránh sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có lượng đường và lượng muối cao. Bạn nên để cho cơ thể tiếp nhận lượng đường và muối tự nhiên từ các loại ngũ cốc, hạt, rau xanh

-Tránh nhóm thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích bao gồm cafein. Vì cafein có thể khiến tình trạng ù tai nặng hơn. Tránh dung rượu, bia bởi chúng sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương, có thể gây các cơn đau đầu với bệnh nhân đau đầu rối loạn tiền đình.

Đau đầu rối loạn tiền đình nên ăn gì và không nên ăn gì?

Ngoài rượu, bia thì cafein được khuyên nên tránh cho người rối loạn tiền đình

Như vậy, người bệnh rối loạn tiền đình nên áp dụng đúng chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp tăng cường quá trình điều trị bệnh được dứt điểm và thúc đẩy nhanh chóng hơn.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin