Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chế độ ăn nhạt dẫn đến thiếu muối có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu ngay những dấu hiệu cơ thể thiếu muối thông qua bài viết dưới đây.
Tùy thuộc vào từng mức độ thiếu muối mà con người có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên nguy hiểm nhất là thai phụ trong thời gian mang thai nếu thiếu hụt muối iot có thể gây thiếu điện giải, rối loạn chuyển hóa, giảm thể tích máu… Cùng tìm hiểu ngay tầm quan trọng của muối và những dấu hiệu cơ thể đang thiếu muối.
Muối thường tồn tại dưới dạng dạng tinh thể, có màu từ trắng tới pha sắc, được tạo thành từ Natri và Clorua, chúng là những nguyên tố giúp cân bằng thể dịch trong cơ thể, đảm bảo cho hoạt động bình thường của các tế bào.
Muối thô là loại muối chưa qua tinh chế, chúng được các nhà khoa học cho rằng có nhiều lợi ích hơn muối tinh vì giữ lại nhiều khoáng chất cũng như không lẫn vào những chất có hại.
Muối tinh được chế tạo từ muối thô, sau khi loại bỏ tạp chất và thêm những chất chống vón cục như tricanxi photphat, các axit béo.... Đây là sản phẩm được cho phép lưu hành tuy nhiên nó cũng chứa một số chất hóa học nhất định
Muối iốt là loại muối tinh chế được bổ sung thêm thành phần iot, được sử dụng phổ biến trong nấu ăn hiện nay. Cơ thể con người không tự sản sinh ra I-ốt mà I-ốt phải được đưa từ bên ngoài vào, chủ yếu qua thức ăn, và việc sử dụng muối iốt trong bữa ăn hằng ngày giúp tạo thành hormon tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe của mọi người, nhất là mẹ bầu và trẻ em
Muối Kosher có kết cấu tinh thể dạng mảnh, to, không chặt chẽ vì chúng chưa được tinh luyện kĩ càng. Chúng có độ mặn vừa phải và được đầu bếp chuyên nghiệp thích sử dụng nhất do dễ dàng điều chỉnh lượng nêm nếm vào thực phẩm trước, trong và sau khi nấu. Chúng thường dùng để ướp thịt trước khi nấu vì giữ được độ ẩm bên trong tốt khiến sườn mềm hơn, thịt bò ngon ngọt hơn và ức gà mềm, ẩm hơn.
Muối biển được tạo ra bởi sự bốc hơi nước biển và chứa nhiều khoáng chất như kali, sắt, kẽm...Tuy nhiên nếu muối biển không được thu hoạch đúng cách hoặc được hình thành trong những vùng nước bị ô nhiễm có thể tồn đọng những kim loại nặng không tốt cho sức khỏe.
Muối Himalaya hồng được thu hoạch ở mỏ muối Khewra, chúng có chứa một một lượng nhỏ oxit sắt, ngoài ra còn có thêm canxi, kali và magie. Nhờ màu sắc hồng của chúng mà khi rắc lên món ăn thì sẽ khiến món ăn trở nên đẹp và trông hấp dẫn hơn. Ngoài ra muối Himalaya hồng cũng khá được ưa thích vì có mùi vị đặc biệt hơn những loại muối khác.
Thông thường mỗi người lớn có thể tiêu thụ khoảng 2.300mg natri mỗi ngày (5,8g muối). Nếu sử dụng quá ít hoặc quá nhiều đều không có lợi cho sức khỏe.
Sự thèm muối có thể phát sinh do sự thiếu hụt khoáng chất vi lượng cũng như do thiếu clorua natri trong cơ thể. Lúc này cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi và kích thích cảm giác thèm ăn mặn để con người sớm bổ sung muối trong những bữa ăn của mình. Có nhiều tác hại của việc ăn mặn đối với sức khỏe tuy nhiên ăn quá nhạt cũng mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nồng độ muối ổn định giúp cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa. Vì thế nếu cơ thể thiếu muối có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, có thể dẫn tới hôn mê và tử vong.
Iot là một thành phần cấu tạo nên hormon tuyến giáp, là loại hormon vô cùng quan trọng đảm bảo nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Nếu tuyến giáp không thành thiện sẽ gây ra bệnh bướu cổ với các biến chứng thiểu năng giáp, chức năng trí tuệ giảm sút, giảm sức lao động.
Vì thế khi cơ thể mẹ thiếu Iot sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và hệ thống thần kinh của thai nhi, làm cho trẻ bị đần độn, trí thông minh kém, tiếp thu chậm và chậm chạp trong những hoạt động trí óc và chân tay. Ngoài ra chúng có thể gây nên những rối loạn trong cơ thể mẹ do thiếu I-ốt như sẩy thai, sinh non, băng huyết, giảm trí nhớ. Trẻ em trong độ tuổi phát triển nếu thiếu muối sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương, da và các bộ phận trong cơ thể làm cho cơ thể gầy yếu và chậm tăng trưởng chiều cao.
Những người có nguy cơ thiếu muối cao là những vận động viên ra quá nhiều mồ hôi do tập thể thao quá sức. Mẹ đang trong thai kỳ cần bổ sung iot cũng như những người bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý.
Thiếu muối cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do muối cung cấp bộ đệm cho lượng đường trong máu, ngoài ra các khoáng chất như magiê, natri, sodium giúp ổn định và điều hòa nhịp tim, cần thiết cho hoạt động cơ bắp. Người thiếu muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh tụt huyết áp, phù não, và suy giảm chức năng hệ cơ.
Tùy thuộc vào từng mức độ thiếu muối mà con người có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên nguy hiểm nhất là thai phụ trong thời gian mang thai thiếu hụt muối iot có thể gây thiếu điện giải, rối loạn chuyển hóa, giảm thể tích máu…
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.