Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Muối là một gia vị không thể thiếu trong chế biến thực phẩm và các món ăn hằng ngày. Tuy nhiên, việc ăn mặn (thừa muối) lại có không ít tác hại đến cơ thể, nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh mạn tính mà bạn không ngờ. Cùng tìm hiểu tác hại của việc ăn mặn đối với sức khỏe của bạn qua bài viết sau nhé!
Thói quen ăn mặn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người. Bằng chứng là bạn sẽ mắc các bệnh về tim mạch và một số căn bệnh nguy hiểm khác. Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu tác hại của việc ăn mặn đối với sức khỏe của bạn qua bài viết sau đây nhé!
Muối là loại gia vị có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Hằng ngày, lượng muối sẽ bị mất đi thông qua các hoạt động của cơ thể như đi vệ sinh, tiết mồ hôi, nước mắt,… Bổ sung muối cho cơ thể bằng con đường thực phẩm chính là phương pháp bù lại lượng muối mất đi. Tuy nhiên, khi bù đắp sự thiếu hụt này, nhiều người thường có thói quen sử dụng khá nhiều muối vì loại gia vị này rẻ và dễ tạo hương vị đậm đà cho món ăn.
Tuy nhiên tác hại của việc ăn mặn đối với sức khỏe như thế nào? Việc thường xuyên sử dụng đồ ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như:
Tác hại của việc ăn mặn thường xuyên chính là làm tăng huyết áp. Huyết áp cao dẫn tới nguy cơ đau tim, đột quỵ và bệnh thận. Cụ thể, việc ăn nhiều muối làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào với natri. Ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng huyết áp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tác hại của việc ăn mặn dẫn tới 62% các ca đột quỵ não. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nếu giảm 1 thìa cà phê muối ăn trong các bữa ăn mỗi ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Lượng muối lớn đưa vào cơ thể do thói quen tiêu thụ đồ ăn mặn sẽ khiến chúng ta phải uống nhiều nước, làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm tâm thất trái to lên, dẫn đến hiện tượng suy tim. Tâm thất trái có thể trở lại bình thường nếu chúng ta phát hiện và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
Ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng tới thận – cơ quan quan trọng quyết định tới sinh lý phái mạnh. Cụ thể, ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể phải thu nạp nhiều nước, dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Nếu đã bị bệnh thận mà bệnh nhân vẫn sử dụng đồ ăn mặn thì bệnh sẽ ngày càng nặng. Ngược lại, nếu giảm lượng muối thì chức năng thận sẽ được cải thiện tốt hơn. Ngoài ra, muối cũng là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh như sỏi thận, thận nhiễm mỡ,…
Muối tương tác với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân của 80 – 90% các trường hợp mắc viêm loét dạ dày, tá tràng. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy những ai thường xuyên ăn đồ ăn mặn có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác. Ngoài ra, lượng natri trong cơ thể cao cũng làm giảm hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.
Một trong những tác hại của việc ăn mặn là làm hại xương. Việc ăn quá nhiều muối có thể gây mất canxi từ xương trong khi canxi là yếu tố quan trọng cho xương khỏe mạnh. Khi xương bị mất canxi thì chúng sẽ trở nên yếu, dễ gãy hơn. Điều này làm tăng nguy cơ loãng xương.
Sử dụng nhiều đồ ăn mặn trong chế độ ăn hằng ngày có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Ngoài ra, bệnh hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, xương, tim mạch,… và nhiều bệnh lý khác.
WHO khuyến cáo người dân dùng 5g muối ăn/người/ngày sẽ tốt hơn cho sức khỏe, vậy 5g muối ăn tương đương 2 thìa sữa chua muối/người/ngày. Tuy nhiên người Việt có truyền thống dùng nước mắm, xì dầu để chấm, thậm chí dùng để nêm nếm và tẩm ướp thực phẩm.
Thành phần cần giảm trong muối ăn là natri. Thành phần này có cả trong các gia vị để nêm nếm, chấm. Nếu chấm nước mắm, xì dầu, tẩm ướp thực phẩm, thì cần giảm lượng muối xuống 1/2, tức chỉ khoảng 1 thìa sữa chua muối/người/ngày.
Các biện pháp giảm ăn mặn:
Để tránh việc sử dụng đồ ăn có nhiều muối, người cần chú ý kiểm tra lượng muối ghi trên bao bì thực phẩm đối với thực phẩm mua sẵn, hạn chế ăn các món có dùng nhiều muối như dưa hành, món kho, nấu ăn ít muối dùng gia vị thay thế vị mặn của muối.
Thực hiện chế độ ăn với lượng muối vừa đủ mỗi ngày giúp bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch của chính mình và gia đình đơn giản, hiệu quả.
Ăn mặn không tốt đối với sức khỏe vì có thể làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch. Từ đó, dẫn đến các biến chứng về tim mạch như đột quỵ, suy tim, thậm chí có thể gây tử vong hoặc bại liệt. Một chế độ ăn nhạt sẽ mang lại các lợi ích như:
Rõ ràng việc ăn nhiều muối là không tốt, tuy nhiên nếu ăn quá nhạt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe vì có thể gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon,… Do đó, cần đảm bảo lượng muối phù hợp trong mỗi bữa ăn để tránh gây nguy hại cho sức khỏe.
Chế độ ăn nhạt phù hợp là cung cấp đủ lượng muối, natri mà cơ thể cần. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người chỉ nên ăn dưới 5g muối/ngày (khoảng 1 muỗng cà phê), tương đương với 2,3g natri/ngày. Tuy nhiên, những nhóm đối tượng sau cần ăn ít muối hơn:
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm những kiến thức cũng như hiểu biết được các tác hại của việc ăn mặn ảnh hưởng thế nào đối với sức khỏe của bạn như thế nào. Hãy thay đổi thói quen ăn uống ngay hôm nay, bên cạnh đó hãy chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để luôn giữ cho cơ thể luôn khoẻ mạnh bạn nhé!
Yến Quỳnh
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.