Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dị ứng là phản ứng đặc dị khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây kích ứng hệ miễn dịch. Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm, tuy nhiên có thể phòng ngừa bệnh tái phát. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được dấu hiệu của bệnh dị ứng cũng như một số biện pháp phòng ngừa bệnh.
Dị ứng là khi hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mức bình thường với các chất không độc hại. Một số bệnh dị ứng thường gặp có thể kể đến như:
Dị ứng do môi trường: Thường gặp là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với những chất vô hại như phấn hoa hay lông thú. Triệu chứng phổ biến là phản ứng dị ứng trong mũi (viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô) và trong phổi (suyễn).
Dị ứng thực phẩm: Xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các thực phẩm vô hại. Các thực phẩm gây dị ứng thường gặp là: sữa, trứng, đậu phộng, đậu nành, hải sản...
Dị ứng mỹ phẩm: Do hệ thống miễn dịch phản ứng với các thành phần trong mỹ phẩm. Gây ra tình trạng nổi mụn, viêm da hay mề đay.
Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh dị ứng để giúp cho việc điều trị được tiến hành sớm và can thiệp kịp thời hơn.
Phát ban: Một trong những dấu hiệu của bệnh dị ứng rõ ràng nhất. Biểu hiện thường là xuất hiện những mảng ngứa, đỏ ở chỗ sưng, và có thể lan rộng đến bất kỳ phần nào trên cơ thể. Phát ban có thể ở trên một vùng rộng và nổi thành đốm, hay gồm nhiều mụn nhỏ li ti gây ngứa râm ran.
Da bị sưng rộp hay tấy đỏ: Biểu hiện qua việc vùng da bị dị ứng bị sưng tấy, đặc biệt là vùng da mặt hay xung quanh môi. Thường do ăn các loại hải sản hoặc trứng dẫn đến.
Viêm mũi dị ứng: Bệnh thường do bụi bẩn hoặc phấn hoa gây nên.
Chàm bội nhiễm: Dấu hiệu của bệnh dị ứng ở chàm bội nhiễm là các nốt dị ứng thường mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu. Các nốt này mọc gần mặt, đầu gối và khuỷu tay. Trong trường hợp này bệnh nhân cần tránh để cơ thể ra mồ hôi, hay tránh thời tiết khô hanh.
Gặp rắc rối ở hệ tiêu hoá: Dấu hiệu của bệnh dị ứng thường thấy của dị ứng thực phẩm. Biểu hiện thông thường là tiêu chảy, nổn mửa hay táo bón
Nổi mề đay cấp tính: Đây là một dấu hiệu nguy hiểm tuy không quá phổ biến với người bị dị ứng. Khi nổi mề đay cấp tính, bệnh nhân sẽ khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, phát dị ứng trên khắp cơ thể. Nếu nghi ngờ bị nổi mề đay cấp tính cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức trước khi quá muộn.
Dị ứng phần lớn do cơ địa của mỗi người, tuy không có biện pháp phòng ngừa dị ứng tận gốc nhưng cũng có thể giảm thiểu các nguy cơ bằng cách:
Rửa mắt bằng nguồn nước sạch hoặc thuốc nhỏ mắt nếu thấy có cảm giác ngứa và tấy trong mắt.
Đeo kính và đeo khẩu trang nếu phải ra ngoài vào những ngày nhiều gió, khi có nhiều phấn hoa hay bụi bẩn trong không khí.
Thường xuyên vệ sinh môi trường sống và sinh hoạt sạch sẽ.
Tránh tiếp xúc với khói bụi độc hại.
Đọc kỹ thành phần, xuất xứ và thận trọng khi dùng mỹ phẩm.
Tránh dùng những thức ăn mà bạn từng dị ứng.
Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng da, đặc biệt với các chất đã gây kích ứng da trước đó
Luôn giữ ấm cơ thể. Không nên mặc các loại quần áo quá chật, dẫn đến cọ xát dễ gây kích thích tại chỗ
Hạn chế sinh hoạt trong môi trường có độ ẩm thấp vì da dễ bị khô, dễ kích thích, và tái phát những bệnh lý da dị ứng theo mùa.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.