Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh ho gà trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm, vì vậy các bậc phụ huynh có con nhỏ cần phải nắm rõ những kiến thức về bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh để có biết cách nhận ra bệnh, từ đó có những phương pháp điều trị giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.
Bệnh ho gà là căn bệnh lây truyền cấp tính nguy hiểm, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh, phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh. Vậy bệnh ho gà có ảnh hưởng gì đến sức khỏe trẻ em trẻ không? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các mẹ có thể sớm nhận biết ra bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh và các phương pháp điều trị hiệu quả.
Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella gây nên. Ho gà là căn bệnh rất dễ lây nhiễm cho người khác khi có tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, hoặc không khí có chứa vi khuẩn gây nên bệnh lý này. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh ho gà, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.
Các tác nhân gây nên bệnh ho gà là dạng trực khuẩn có hai đầu nhỏ và không di động, vi khuẩn gram có kích thước nhỏ nhất, vi khuẩn có sức đề kháng rất yếu sẽ bị chết trong vòng một giờ dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời hoặc thuốc sát khuẩn thông thường.
Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương đến phổi và tấn công vào các cơ quan khác nằm trong hệ hô hấp của trẻ gây ra các triệu chứng,
Khi bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh phát triển sẽ có các dấu hiệu khá giống với những bệnh cảm cúm thông thường mà bố mẹ sẽ không nhận biết như chảy nước mũi, ho, sốt nhẹ và khó thở.
Đến giai đoạn kịch phát, cơn ho sẽ kéo dài, xuất hiện một cách tự nhiên, đôi khi còn xảy ra một số kích ứng nhỏ. Bên cạnh đó, trẻ có biểu hiện ho rũ rượi, mặt đỏ, khi hít thở sẽ thấy tiếng rít như rít cổ ở gà, nôn ra nhiều đờm. Ho gà ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn có những cơn ngừng thở ngắn. Trong giai đoạn này trẻ còn xuất hiện các biểu hiện như chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mí mắt bên dưới.
Cuối cùng sẽ đến giai đoạn phục hồi, cơn ho sẽ ngắn lại, số cơn giảm, ho gà có thể tồn tại trong vài tuần. Thường xuất hiện một cách liên tục và có tốc độ ngày càng nhanh, diễn biến bệnh khác phổ biến vào ban đêm.
Đây là căn bệnh có khả năng lây lan rất cao, vì vậy các bậc phụ huynh khi phát hiện con trẻ bị bệnh nên cách ly và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, tránh tình trạng bệnh lây sang cho người khác.
Đặc biệt, không nên tự ý mua thuốc và điều trị cho bé khi không có chỉ định của bác sĩ. Khi nhận thấy dấu hiệu bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh, các bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu như phát hiện trẻ bị ho gà, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị cho bé nhằm loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh cho trẻ. Các loại thuốc thường chữa bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh như: Erythromycin, Prednisolone, Salbutamol.
Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu được phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc kháng sinh, sẽ có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh và rút ngắn thời gian điều trị, ngăn ngừa bệnh lây nhiễm sang người khác. Ngoài ra, bác sĩ còn kê đơn kết hợp với một số loại thuốc khác để điều trị chứng co giật của bệnh ho gà như Seduxen, Phenobarbital.
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì khi chăm sóc cho trẻ mẹ cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây, nhằm đẩy nhanh tốc độ điều trị bệnh cho trẻ.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bố mẹ đã hiểu thêm kiến thực về bệnh ho gà trẻ sơ sinh. Từ đó, biết cách nhận biết được các dấu hiệu của bệnh và tìm ra biện pháp điều trị cũng như cách phòng ngừa tốt nhất cho trẻ.
Kim Thoại
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.