Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu nhận biết nứt dọc thân răng

Ngày 28/11/2023
Kích thước chữ

Vết nứt dọc thân răng là một trong những tình trạng thường gặp, nhưng lại thường được bỏ qua. Dù không gây đau đớn ngay lập tức, nhưng vết nứt này có thể tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng.

Nhận biết sớm vết nứt dọc thân răng không chỉ giúp phát hiện sớm mà còn ngăn ngừa các vấn đề sau này như sâu răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn một cách toàn diện. Hãy cùng tìm hiểu về những dấu hiệu nhận biết về vết nứt dọc thân răng để có thể chủ động trong việc bảo vệ răng và nướu răng.

Nứt dọc thân răng là gì?

Vết nứt dọc thân răng là một tình trạng mà đường nứt lan từ mặt nhai của răng xuống chân răng. Nứt có thể xuất hiện dưới nướu, tạo thành cắn nứt ở chân răng. Răng bị nứt có thể ở mức độ nhẹ, thể hiện ra đường nứt trong lớp men răng, không mở rộng vào trong ngà răng và tủy răng. Tình trạng nứt trở nên nghiêm trọng hơn khi vết nứt đi sâu vào ngà răng, gây tổn thương mô bên trong.

dau-hieu-nhan-biet-nut-doc-than-rang 1.jpg
Vết nứt dọc thân răng gây tổn thương mô bên trong

Đôi khi, răng bị nứt chia thành hai mảnh riêng biệt. Triệu chứng có thể nhẹ, trung bình hoặc rất đau đớn, tuy nhiên đôi khi nó không gây ra cảm giác đau đớn, khiến nhiều người chủ quan và không có biện pháp khắc phục.

Dấu hiệu nhận biết nứt dọc thân răng

Nứt dọc thân răng không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Nứt dọc thân răng có thể do những tác động từ bên ngoài hoặc nội sinh, từ những tác nhân cả bên trong răng như sâu răng, men răng yếu, đến những va chạm hoặc tác động ngoại lực lên răng.

Trong những trường hợp nội sinh, răng có thể trở nên không đủ chắc khỏe do thiếu hụt canxi cần thiết. Các mạng liên kết trong cấu trúc răng không nhận được đủ dưỡng chất, khiến răng trở nên dễ bị nứt gãy ngay cả khi gặp những tác động nhỏ. Đồng thời, khi tuổi tác gia tăng, cơ thể trải qua quá trình lão hóa, bao gồm cả răng. Sức khỏe của răng miệng giảm đi, răng không còn đủ mạnh mẽ nên dễ bị nứt.

Nguyên nhân ngoại sinh cũng đóng vai trò quan trọng. Tác động từ bên ngoài như tai nạn, ăn nhai thức ăn cứng, hay thói quen sử dụng răng như dụng cụ làm việc có thể làm răng bị nứt vỡ. Những thói quen ăn uống chứa đựng nhiệt độ khác nhau, cùng với thói quen ăn uống nóng lạnh thường xuyên, làm kích thích và làm cho răng trở nên nhạy cảm. Áp lực đều đặn lên răng do tình trạng nhấn răng vào nhau, đặc biệt là trong khi ngủ, cũng có thể gây tổn thương và làm suy yếu các mạng liên kết bên trong răng, tạo nên những vết nứt dọc thân răng.

Nứt dọc thân răng có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của vết nứt dọc thân răng phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của vết nứt đó. Tình trạng này thường gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt, khó chịu và răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ, đồng thời cảm giác lung lay khi gặp áp lực. Sự không thoải mái này có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống. Dần dần, khả năng ăn uống bị suy giảm, làm dạ dày của ruột lớn phải chịu áp lực. Kết hợp với tình trạng chán ăn, việc ăn uống trở nên không thoải mái, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng và tổng thể sức khỏe.

dau-hieu-nhan-biet-nut-doc-than-rang 2.jpg
Vết nuets dọc thân răng khiến răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ

Ngoài ra, những vết nứt dọc ở vị trí của răng cửa có thể tác động đến thẩm mỹ một cách nghiêm trọng. Điều này có thể làm mất tự tin khi giao tiếp hay cười. Không chỉ vậy, thức ăn có thể dễ dàng bám và khó vệ sinh trong những kẽ nứt này. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến nướu răng, gây sưng, chảy máu và hôi miệng. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, vết nứt ngày càng lớn có thể làm răng bị nứt đôi. Khi đó, có khả năng bác sĩ phải nhổ răng để hạn chế đau đớn và tránh việc viêm nhiễm lan sang các răng khác.

Biện pháp khắc phục nứt dọc thân răng

Trị liệu vết nứt dọc thân răng càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra và bảo tồn được răng thật. Ngày nay, có nhiều biện pháp giúp khắc phục vết nứt này hiệu quả. Tuỳ vào mức độ nứt răng mà bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Hàn trám

Hàn trám là phương pháp phổ biến giúp khắc phục tình trạng nứt dọc thân răng. Bác sĩ sử dụng vật liệu trám để phục hình thẩm mỹ cho vị trí răng bị nứt. Sau đó, thiết bị chuyên dụng làm miếng trám bám chắc vào thân răng.

Phương pháp này không tốn nhiều thời gian, chi phí thực hiện cũng tương đối thấp. Không đòi hỏi phải tác động nhiều lên răng và có thể ngăn ngừa sự xâm lấn của vi khuẩn. Tuy nhiên, độ bền của miếng trám không cao, sau thời gian sử dụng miếng trám sẽ bị đổi màu gây mất thẩm mỹ. Trong trường hợp vết nứt kéo dài xuống chân răng, trám răng không thể thực hiện được. Giải pháp này không không triệt để ngăn chặn được tận gốc vấn đề mà chỉ khắc phục được bề mặt.

Bọc răng sứ

Điều trị nứt dọc thân răng thường được bác sĩ khuyến cáo là bọc răng sứ. Với phương pháp này, sau khi mài răng với một tỷ lệ nhất định, bác sĩ sẽ lắp mảo sứ lên trên trụ răng. Phương pháp này giúp bảo tồn răng an toàn và mang lại tính thẩm mỹ lâu dài. Mảo sứ có chất liệu tốt sẽ được chế tạo với hình dạng, kích thước của răng thật. Đồng thời răng sứ bền chắc giúp khôi phục khả năng ăn nhai hiệu quả. Tuổi thọ răng sứ lên đến 10 - 15 năm, lâu hơn nhiều so với hàn trám răng.

Nhổ răng

Trong trường hợp nứt dọc thân răng làm răng bị nứt đôi, vỡ mảng lớn gây chết tủy, tổn thương răng không thể phục hồi, xảy ra nhiễm trùng và đau nhức dữ dội thì bác sĩ sẽ nhổ răng để chấm dứt đau đớn và ngăn chặn sự viêm nhiễm lan.

dau-hieu-nhan-biet-nut-doc-than-rang 3.jpg
Khi tổn thương răng không thể phục hồi bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng

Trồng răng Implant

Sau khi nhổ răng bị nứt, bạn sẽ gặp phải nhiều hậu quả, biến chứng. Khả năng ăn nhai giảm sút, mất thẩm mỹ hàm răng. Răng xung quanh sẽ có xu hướng nghiêng về phía răng đã mất, răng đối diện thường nhô cao hơn khỏi hàm. Tình trạng này làm răng xô lệch, sai khớp cắn. Ngoài ra, mất răng có thể dẫn đến viêm khớp thái dương hàm, biến chứng tiêu xương diễn ra.

Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh các giải pháp như cầu răng sứ, trồng răng Implant được xem là giải pháp thay thế răng đã mất hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ cấy ghép trụ Implant vào xương hàm đóng vai trò chân răng. Sau khi trụ răng tích hợp hoàn toàn với xương hàm, thông qua khớp nối Abutment, bác sĩ cố định mão sứ lên trụ răng. Khi này, răng Implant phục hồi răng đã mất một cách toàn diện từ thân răng đến chân răng.

Răng Implant có độ bền, cứng chắc như răng thật giúp khôi phục khả năng ăn nhai hiệu quả. Răng phục hồi dựa trên hình dáng và kích thước, màu sắc răng thật nên rất tự nhiên. Đặc biệt răng được trồng độc lập, không xâm lấn răng bên cạnh. Phương pháp này cũng ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Việc vệ sinh răng cũng dễ thực hiện như răng thật. Độ bền lên đến hơn 20 năm, có thể trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.

Nhận biết kịp thời về vết nứt dọc thân răng không chỉ giúp bạn xác định tình trạng sức khỏe răng miệng của mình mà còn là bước đầu tiên trong việc ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng sau này.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.