Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dấu hiệu thai làm tổ không thành công? Phụ nữ cần lưu ý điều gì?

Ngày 26/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sau khi quan hệ tình dục vài ngày mà không dùng biện pháp tránh thai thì rất khó để nhận biết đã mang thai hay chưa. Nhưng các chị em vẫn có thể nhận biết các dấu hiệu mang thai hay chưa dựa vào một số biểu hiện thụ thai thành công hoặc không thành công sau để lên kế hoặc thăm khám thai sản kịp thời.

Nếu vợ chồng nhà bạn đang lên kế hoạch sinh con thì chắc chắn đang rất hồi hộp không biết mình có thai hay chưa. Mặc dù có thể chờ đến khi qua ngày mà vẫn chưa thấy “chị nguyệt” ghé thăm thì dùng que thử thai hoặc đi xét nghiệm và siêu âm nhưng thấy mỗi ngày trôi qua dài hơn nên các cặp vợ chồng thường rất mong ngóng. Vậy các chị em hãy dựa vào một số dấu hiệu thai làm tổ thành công hoặc không thành công sau đây để tự kiểm tra tại nhà nhé!

Các dấu hiệu thai làm tổ không thành công?

Xuất hiện kinh nguyệt

Dấu hiệu thai làm tổ không thành công? Phụ nữ cần lưu ý điều gì? 1 Kinh nguyệt vẫn đến bình thường là dấu hiệu thai làm tổ không thành công

Kinh nguyệt đến muộn là dấu hiệu nhận biết mang thai phổ biến và sớm nhất. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều và diễn ra ổn định từng tháng và quan hệ không dùng biện pháp tránh thai thì khả năng cao là bạn có thể đang mang thai khi chưa thấy “rụng dâu”. Ngược lại với trường hợp trên, nếu kinh nguyệt của bạn vẫn xuất hiện bình thường thì sẽ là dấu hiệu thụ thai không thành công sau quan hệ. 

Ngực mềm, núm vú không đổi màu

Nữ giới cảm thấy căng tức vùng ngực trong các tuần đầu tiên của quá trình thụ thai là biểu hiện thường gặp phải khi mới có thai. Đồng thời, khi có thai nữ giới cũng sẽ thấy quầng vú của mình trở nên sậm màu hơn, vòng 1 cũng to hơn. Còn nếu các chị thấy vùng ngực của mình vẫn vậy hoặc có cảm giác đau căng tức mà vẫn không không đổi màu thì đây là biểu hiện của kỳ hành kinh sắp tới và là dấu hiệu của thai làm tổ không thành công. Nếu không cảm nhận thấy các triệu chứng này, đây có thể là dấu hiệu thụ thai không thành công sau quan hệ.

Không có triệu chứng ốm nghén

dấu hiệu thụ thai không thành công sau quan hệ Phụ nữ không có triệu chứng ốm nghén, ói mửa, chán ăn hay chướng bụng

Ốm nghén, buồn nôn, ói mửa, chán ăn, chướng bụng là các dấu hiệu mang thai thường gặp ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất). Còn khi không thấy mình có các dấu hiệu trên thì khả năng cao là bạn vẫn chưa có thai. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ thì không có triệu chứng ốm nghén, họ vẫn cảm thấy bình thường. Do đó vẫn chưa thể kết luận bạn không ốm nghén là không có thai, vì còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Khí hư bình thường

Ở phụ nữ có thai, dịch tiết ra âm đạo ở cổ tử cung cũng sẽ tăng lên. Dịch nhầy màu trắng sẽ xuất hiện sau khi quan hệ tình dục và sự thụ tinh thành công. Nếu kiểm tra thấy khí hư vẫn bình thường thì khả năng cao đây là dấu hiệu thai làm tổ không thành công.

Không ra máu báo thai

Khi trứng thụ tinh thành công sẽ phân chia thành phôi thai và di chuyển dần về tử cung để làm tổ. Điều này khiến lớp niêm mạc ở tử cung bị tổn thương nên xuất hiện chảy máu âm đạo, máu này chính là máu báo thai. Máu báo thai thường rất ít, chỉ vài giọt ở đáy quần lót, không có dịch nhầy và hết sau khoảng 1 - 2 ngày. Nếu không thấy xuất hiện máu báo thai thì tức là nữ giới vẫn chưa có thai.

Cơ thể không mệt mỏi

Dấu hiệu thai làm tổ không thành công? Phụ nữ cần lưu ý điều gì? 3 Phụ nữ  không thấy mệt mỏi hay khó chịu có thể là  dấu hiệu thụ thai không thành công sau quan hệ

Hầu hết các chị em phụ nữ khi có thai đều cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu và cảm thấy buồn ngủ hơn ngày thường. Vì sao lại vậy? Nguyên nhân là bởi cơ thể đang cần làm việc nhiều hơn để chuẩn bị cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Nếu sau khi quan hệ tình dục không an toàn mà các chị em không thấy xuất hiện những triệu chứng này thì có nghĩa vẫn chưa mang thai. 

Không bị táo bón, chướng bụng

Khi mang thai, các hormone nội tiết trong cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi nên gây ra một số triệu chứng phổ biến như: khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón. Ở một số phụ nữ, các triệu chứng trên có thể kéo dài tới hết thai kỳ. Do đó, nếu bạn thấy hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng nhiều thì khả năng cao chưa có sự thụ thai diễn ra. 

Thụ thai không thành công là do đâu?

Mặc dù vợ chồng đã quan hệ đều đặn, không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn chưa thấy có dấu hiệu thụ thai thành công, vậy có thể một trong các nguyên nhân dưới đây:

Kinh nguyệt không đều

Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc quá ngắn, buồng trứng hoạt động bất thường thì khả năng thụ thai là rất khó diễn ra. Lý do bởi rất khó để xác định được thời điểm rụng trứng, vì trứng rụng và gặp tinh trùng thì khả năng cao mới thụ thai được.

Tinh trùng yếu

Nếu tinh trùng người chồng quá yếu, không có tinh trùng hoặc chất lượng tinh trùng thấp thì khả năng cao thai làm tổ không thành công. Khi quan hệ tinh trùng phải bơi một quãng đường dài, đồng thời trôi qua môi trường âm đạo khắc nghiệt thì mới tìm được đến trứng, gặp trứng ở vòi trứng thụ thai. Nếu tinh trùng quá yếu, độ di động kém thì rất dễ chết trước khi gặp được trứng. 

Suy giảm nội tiết tố

Mệt mỏi, căng thẳng, áp lực, stress, nội tiết tố rối loạn, tác dụng phụ từ thuốc tránh thai… đều là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hormone sinh dục ở nữ giới, từ đó làm giảm tỷ lệ đậu thai. Khi nội tiết bị suy giảm, đặc biệt ở phụ nữ sau 30 tuổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng trứng, quá trình rụng trứng và khả năng mang thai ở nữ giới.

Mắc bệnh lý phụ khoa

Các bệnh phụ khoa phổ biến như: Viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm phần phụ, hội chứng đa nang buồng trứng,… sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới và tỷ lệ thụ thai thành công. Chính vì vậy, khi thấy có dấu hiệu thai làm tổ không thành công các chị em hãy đi khám sớm để phát hiện bệnh phụ khoa nhằm đảm bảo sức khỏe sinh sản sau này. 

Trên đây là các dấu hiệu thai làm tổ không thành công, hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về sinh sản và quá trình thụ thai. Hãy đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe sinh sản sau này, bạn nhé!

Hạ Hạ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Sức khỏe