Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau khớp háng cổ chân có nên đi khám bác sĩ không?

Ngày 16/02/2022
Kích thước chữ

Đau khớp háng cổ chân sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm đi một cách đáng kể. Bên cạnh đó, đau khớp háng cổ chân còn gây ra những căn bệnh di căn nguy hiểm khác.

Khớp cổ chân tương đối linh hoạt, nó đóng vai trò quan trọng trong việc đi lại của con người.Khớp cổ chân là vị trí dễ bị đau, bị tổn thương nhất. Hãy cùng tham khảo ngay bài biết dưới đây về đau khớp háng cổ chân và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay.

Nguyên nhân nào gây đau khớp cổ chân 

Khớp cổ chân được tạo thành từ nhiều xương tiếp khớp với nhau và được bao bọc, giữ vững bởi hệ thống các dây chằng cũng như gân cơ. Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp cổ chân:

Hội chứng ống cổ chân

Hội chứng ống cổ chân xuất hiện khi dây chằng hoặc dây thần kinh quanh khớp cổ chân bị chèn ép, dẫn đến đau khớp, viêm khớp. Việc uốn cong khớp cổ chân lặp đi lặp lại và căng giãn bàn chân và khớp cổ chân khi bạn di chuyển có thể gây đè nén vào dây thần kinh và gân. Các triệu chứng khác như đau khớp háng, cứng khớp háng, tê khớp. 

Đau khớp háng cổ chân có nên đi khám bác sĩ không? 1 Đau khớp háng cổ chân gây đau, tê nhức ảnh hưởng đến quá trình di chuyển

Thoái hóa khớp phần háng cổ chân

Thoái hoá khớp cổ chân thường xảy ra ở ngoài độ tuổi 40 và những người từng gặp chấn thương vùng cổ chân trước đó. Đau khớp háng cổ chân thường phát triển chậm, ban đầu khó nhận biết. Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hóa nặng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức khớp háng cổ chân nhiều, cảm giác vướng víu khi cử động.

Bạn cũng có thể bị cứng khớp háng vào buổi sáng khi thức dậy, tình trạng này sẽ đỡ hơn sau một thời gian vận động. Các cơn đau khớp háng cổ chân có thể xảy ra một cách bất chợt hay do va đập. Mức độ đau từ nhẹ đến nặng và đau tăng trong quá trình vận động, giảm khi bạn nghỉ ngơi.

Khi bị đau, bạn sẽ phải giảm biên độ vận động của khớp cổ chân, nếu duy trì điều này trong thời gian dài sẽ dẫn đến đau khớp háng cổ chân, thậm chí là teo cơ.

Viêm khớp háng dạng thấp

Khác với thoái hóa khớp háng cổ chân, bệnh viêm khớp háng dạng thấp ảnh hưởng đến nhiều khớp tại một thời điểm. Biểu hiện của đau khớp háng là các cơn đau khớp háng và cứng khớp háng tại cùng một thời điểm. Bệnh tiến triển nặng dần làm cho khớp háng bị biến dạng, ảnh hưởng đến quá trình di chuyển, vận động do viêm xương gây nên.

Triệu chứng đau khớp háng cổ chân

Đau khớp háng cổ chân có nên đi khám bác sĩ không? 2 Đau buốt, khó khăn trong quá trình vận động khi bị đau khớp cổ chân

Ở từng giai đoạn đau khớp háng cổ chân có những triệu chứng biểu hiện khác nhau:

Giai đoạn đầu

Giai đoạn này, triệu chứng đau khớp háng cổ chân chưa rõ ràng và khó có thể nhận ra. Triệu chứng của bệnh chủ yếu là đau ở vùng khớp háng rồi lan xuống đùi, cơn đau tăng lên khi cử động hay tư thế đứng lâu một chỗ và di chuyển hơi khập khiễng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi vận động cúi người.

Giai đoạn giữa

Trong giai đoạn này, bệnh tiến triển có triệu chứng rõ ràng hơn, bạn sẽ cảm thấy đau buốt hơn khi di chuyển, vận động. Đặc biệt, những lúc ngủ dậy, cơn đau sẽ nặng hơn, cổ chân đau tê cứng, khó khăn di chuyển. Bạn cần phải phát hiện sớm để tránh xảy ra các biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh. 

Giai đoạn cuối

Giai đoạn này, đau khớp háng cổ chân thường kéo dài với tần suất cao. Vùng khớp háng cổ chân trở nên đau đớn, hông cứng, việc đi lại khó khăn. Khi ở giai đoạn này thì việc điều trị trở nên khó khăn, dễ xảy ra các biến chứng gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, người bệnh có thể bị liệt hai chân vĩnh viễn.

Phương pháp điều trị an toàn hiệu quả bệnh đau khớp háng cổ chân

Đau khớp háng cổ chân có nên đi khám bác sĩ không? 3 Kiểm tra đau khớp háng cổ chân để điều trị dứt điểm

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Đầu tiên người bệnh cần thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày mà có thể làm tổn thương tăng thêm cho khớp háng, như không đi bộ quãng đường dài, hạn chế leo trèo cầu thang, hạn chế hoặc dừng chơi các môn thể thao làm tăng sức nặng cho khớp như chơi tennis, cầu lông… Thay vào đó, bạn nên lựa chọn cho mình những tư thế luyện tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe.

Sử dụng thuốc

Sử dụng một số loại thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng kháng viêm như aspirin… giúp người bệnh kiểm soát cơn đau khớp háng cổ chân. Những thuốc này được sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ kê đơn. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày… nên bạn cần đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu trên. Bạn có thể bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng có thể sử dụng bổ sung như Viên uống hỗ trợ xương khớp Glucosamine.

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu tình trạng đau khớp háng cổ chân không được cải thiện, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, chất lượng cuộc sống thì có chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật thay khớp háng cổ chân toàn phần, bán phần hoặc hàn cứng khớp là những phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến hiện nay, phụ thuộc vào mức độ tổn thương, tuổi tác của người bệnh…

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh đau khớp háng cổ chân. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhằm điều trị hiệu quả căn bệnh đau khớp háng cổ chân này.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin