Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp háng hai bên, hay một trong hai bên thường là do khớp háng bị thoái hóa hoặc tổn thương. Vậy làm sao để khắc phục đau khớp háng hai bên, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây!
Đau khớp háng hai bên là tình trạng khớp háng bị tổn thương, thoái hóa, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy đau khớp háng hai bên thường xảy ra bởi nguyên nhân nào và cách khắc phục ra sao, cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây
Đau khớp háng hai bên thường là do vận động quá mức hoặc do các bệnh lý gây nên. Cơn đau khớp háng có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào. Một số bệnh lý dẫn đến đau khớp háng phổ biến như sau:
Khi chúng ta bắt đầu bước vào độ tuổi lão hóa thì các sụn, xương bao hoạt dịch cũng gần thoái hóa theo và rất dễ bị tổn thương. Lúc này lớp sụn dần dần bị bào mòn, lượng dịch đến không đủ để nuôi dưỡng dây chằng và làm sụn. Khi đó các khớp sẽ không được bôi trơn, dẫn đến tăng cường độ đau và tạo ra tiếng lục cục khi vận động.
Càng lớn tuổi các sụn, xương bao hoạt dịch cũng dần thoái hóa theo và rất dễ bị tổn thương
Trong trường hợp nặng hơn, sẽ xuất hiện các đợt viêm do phản ứng của khớp làm xuất hiện các triệu chứng nóng, đỏ, sưng, đau. Việc di chuyển của người bệnh sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Đau khớp háng hai bên còn có thể do sự tiến triển của các bệnh lý đã xảy ra trước đó tại khớp háng như:
Bệnh đau khớp háng hai bên sẽ rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, vì chúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Đau khớp háng ở trẻ thường do các nguyên nhân như di truyền, do virus,...Ngoài ra, tình trạng đau khớp háng hai bên ở người lớn thường xuất hiện ít hơn so với trẻ, nguyên nhân chủ yếu là do rễ thần kinh bị chèn ép.
Bệnh đau khớp háng hai bên sẽ rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ
Khi bạn cử động quá mức hay bất thường trong lúc luyện tập thể thao, chơi thể thao hay lao động gây nguy cơ trật khớp háng rất cao. Khi đó người bệnh sẽ lên cơn đau đột ngột, sau đó sẽ mất vận động khớp háng. Lúc này người bệnh cần được đưa ngay tới bệnh viện để kiểm tra và chẩn đoạn, để có phương pháp điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý nắn hay chỉnh tại nhà.
Đây là một loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với nhiều dạng khác nhau: Loạn sản khớp háng, loạn sản tiến triển khớp háng, loạn sản ổ cối, trật khớp háng bẩm sinh, trật khớp háng tiến triển.
Tùy nguyên nhân gây ra mà người bệnh sẽ có cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên đa số vẫn là sử dụng thuốc giảm đau hoặc kết hợp với các phương pháp, loại thuốc khác:
Với nguyên nhân này, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật hoặc không. Với trường hợp không cần phẫu thuật thì chỉ áp dụng các phương pháp như: Nắn chỉnh khớp, kéo liên tục, bó bột,... Với trường hợp phải phẫu thuật thì cũng tùy mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật thay khớp háng bán hay toàn phần.
Điều trị với nguyên nhân do chấn thương bằng phương pháo phẫu thuật
Bạn cần lưu ý rằng nguy cơ tái phát của những người từng bị trật khớp háng là rất cao. Vậy nên hãy luyện tập, chơi thể thao một cách điều độ, hợp lý, không được để xảy ra tình trạng quá sức.
Đối với các bệnh như viêm khớp dạng thấp, thấp khớp hay viêm cột sống dính khớp thì người bệnh có thể sử dụng thuốc chống teroid, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, chế phẩm sinh học theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh đau khớp háng hai bên mà bạn nên biết. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn hiểu hơn về loại bệnh này, từ đó rút ra được phương pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả.
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.