Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp ngón tay xảy ra khá phổ biến, đặc biệt gặp nhiều ở người cao tuổi và những người mắc bệnh về xương khớp hoặc thường xuyên sử dụng bàn tay, ngón tay. Bị đau khớp ngón tay có sao không? Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.
Đau khớp ngón tay có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên bệnh này có thể được khắc phục hoàn toàn nếu bệnh nhân chú ý hạn chế gây áp lực, chèn ép xương khớp ngón tay, đồng thời kết hợp sử dụng thuốc bảo vệ sụn khớp với các bài tập vật lý trị liệu và chế độ ăn lành mạnh.
Viêm đau khớp ngón tay là tình trạng sụn khớp ở các đầu ngón tay bị thoái hóa, hình thành nên các gai xương chà xát với nhau, gây đau đớn và tổn thương đến khớp. Bệnh nhân thường gặp triệu chứng đau chủ yếu tại vị trí khớp đầu ngón tay hay khớp nối giữa các ngón tay.
Đau khớp ngón tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chủ yếu vẫn là các nguyên nhân sau đây:
Đặc trưng bệnh nhân bị viêm đau khớp ngón tay sẽ cảm giác cơn đau đến từ từ, sau tăng dần theo mức độ, tần suất. Cụ thể:
Bên cạnh những triệu chứng như trên, bệnh nhân đau khớp ngón tay còn có thể gặp một số biểu hiện kèm theo như sốt nhẹ, chân tay ra nhiều mồ hôi, tê bì, mệt mỏi, trì trệ, suy nhược….
Như đã đề cập ở trên, đau khớp ngón tay do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên bệnh này có thể được khắc phục hoàn toàn nếu bệnh nhân chú ý hạn chế gây áp lực, chèn ép xương khớp ngón tay, đồng thời kết hợp sử dụng thuốc bảo vệ sụn khớp với các bài tập vật lý trị liệu và chế độ ăn lành mạnh.
Nếu khớp ngón tay của bạn đang bị đau do chấn thương mô mềm, hoạt động hay duỗi quá mức ngón tay mỗi ngày thì người bệnh cần để ngón tay nghỉ ngơi. Nếu thấy sưng, bệnh nhân có thể áp dụng liệu pháp chườm lạnh vào chỗ đau để giúp giảm đau, sưng.
Trường hợp bạn đang điều trị hội chứng ống cổ tay hoặc mất khả năng cầm nắm, bác sĩ có thể chỉ định bạn đeo nẹp vào ban đêm để ổn định các dây thần kinh bị nén ở cổ tay.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp dùng thuốc uống không kê đơn cho bệnh đau khớp bao gồm NSAID, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin); naproxen (Aleve) hoặc acetaminophin (Tylenol). Việc dùng thuốc này cũng phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả cho việc điều trị, bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị, đặc biệt là khi thấy tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn. Các phương pháp điều trị đau khớp ngón tay cái có thể áp dụng sau khi được thăm khám, xác định nguyên nhân, bao gồm vật lý trị liệu, tiêm steroid khớp; thuốc giảm đau tại chỗ; thuốc giảm đau theo toa; phẫu thuật để sửa chữa một gân hoặc khớp bị hư hỏng.
Điều trị không can thiệp phẫu thuật thường bắt đầu khi khớp bị đau thông qua dùng thuốc kháng viêm nhẹ, như Aspirin hay Ibuprofen (đối với bệnh nhân chỉ đau khớp khi làm việc nặng hoặc nhiều). Bên cạnh đó chủ động giảm tối đa hoạt động hoặc công việc đòi hỏi nhiều cử động lặp lại của bàn tay và ngón tay để giúp kiểm soát triệu chứng bệnh.
Việc tiêm cortisone vào khớp ngón tay có thể giúp giảm đau tạm thời, tuy nhiên tác dụng này chỉ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Lưu ý là bất kỳ thủ thuật tiêm khớp nào cũng có nguy cơ nhiễm trùng khớp, cả kể tiêm cortisone vào khớp. Tuy nhiên, đáng mừng là thủ thuật này đi kèm nguy cơ thấp.
Ngoài dùng thuốc đường uống và đường tiêm, các phương pháp điều trị không can thiệp phẫu thuật còn có vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu. Hai liệu pháp này giúp bệnh nhân biết cách kiểm soát triệu chứng cũng như cách giữ bàn tay và các khớp ngón tay ở tình trạng tốt nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ học cách làm dịu cơn đau và triệu chứng, bao gồm nghỉ ngơi, giảm đau bằng nhiệt hoặc thuốc thoa ngoài da.
Bệnh nhân có thể sử dụng loại băng thun hoặc nẹp ngón tay tùy chỉnh để hỗ trợ khớp ngón tay nhằm hỗ trợ giảm đau, ngăn ngừa biến dạng khớp, hoặc ngăn khớp đã biến dạng bị nặng hơn.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyến cáo bệnh nhân thực hiện bài tập về biên độ chuyển động (Range Of Motion - ROM) và căng cơ để cải thiện khả năng vận động của ngón tay.
Nhìn chung, đau khớp ngón tay cái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo nguyên nhân mà bệnh nhân sẽ áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau, có thể tiến hành chữa trị tại nhà, nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau không kê đơn trong khi chờ vết thương lành lại. Nếu nguyên nhân do viêm khớp và hội chứng ống cổ tay thì bệnh nhân nên điều trị y tế. Bệnh nhân cần nói chuyện với bác sĩ nếu bị đau tái phát ở bất kỳ phần nào của ngón tay cái.
Đừng để đến lúc mắc bệnh mới vội vàng tìm cách chữa trị, ngay khi cơ thể khỏe mạnh chúng ta cũng cần chú ý phòng tránh bệnh viêm đau khớp ngón tay khởi phát hoặc tái phát gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết:
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Hà Tĩnh
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.