Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đâu là dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh?

Ngày 18/07/2022
Kích thước chữ

Phải làm sao khi phát hiện con yêu bị chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh? Đâu là liệu pháp điều trị hợp lý? Tất cả sẽ có ngay ở dưới đây thôi, cùng đón đọc xem ngay thôi nào!

Khi đầu của bé bị lệch hẳn sang một bên và cằm bị nghiêng sang một hướng thì đây gọi là chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh. Theo một nghiên cứu gần đây thì cứ 250 bé lại có 1 trường hợp bị vẹo cổ. Điều này khiến các bố mẹ lo lắng không yên, do đó, hãy theo dõi ngay những thông tin bổ ích ngay sau đây nhé!

Vẹo cổ không gây đau đớn nhưng sẽ khiến cho trẻ khó vận động, đặc biệt là xoay cổ sang hai bên không được bình thường thậm chí gây ra đau nhứt.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vẹo cổ

Các bậc phụ huynh nếu phát hiện con yêu gặp phải những dấu hiệu “đáng nghi” này thì đừng ngần ngại mà hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, bởi vì những dấu hiệu vẹo cổ ở trẻ sơ sinh rất rõ ràng nên chỉ cần chú tâm quan sát bố mẹ sẽ có thể dễ dàng phát hiện sớm và kịp thời đấy!

  • Đầu của bé bị nghiêng hoặc lệch sang một hướng.
  • Bé thường xuyên bú một bên và bên còn lại thì bé gặp khó khăn không bú được.
  • Cổ của bé xuất hiện một khối u nhỏ.
  • Một dải xơ cứng xuất hiện ở tai.
  • Bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu, đau cổ hoặc buồn nôn.
Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ bị vẹo cổ 

Nguyên nhân vẹo cổ ở trẻ sơ sinh

Chứng bệnh này xảy ra khi tình trạng các cơ kết nối xương ức, xương đòn và hộp sọ bị rút ngắn thì trường hợp cổ bị ngắn và đầu bị nghiêng hoặc lệch sang một bên sẽ xuất hiện.

Một nguyên nhân khác có thể đến từ khi mẹ mang thai thì vị trí thai nhi khá bất thường, trẻ bị các vấn đề về xương ở phần cổ và cột sống, tổn thương hệ thần kinh hoặc cơ bắp, đặc biệt vẹo cổ ở trẻ sơ sinh thậm chí có thể do di truyền gây ra.

Ngoài ra, một số căn bệnh mà bé mắc phải cũng là nguyên nhân điển hình gây ra vấn đề này, có thể kể đến như:

  • Bị lệch mắt, khó nhận biết chiều sâu và khoảng cách.
  • Bộc phát chứng vẹo cổ do thói quen xấu thường ngày hình thành nên.
  • Gật đầu co cứng vì chế độ ăn uống thường ngày bị thiếu hụt sắt, vitamin,...
  • Do nhiễm trùng và bị thương tích.
  • Các hội chứng thường gặp, ví dụ: Sandifer, Grisel,... 
Đâu là dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh? 2 Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ bị vẹo cổ?

Cách chữa vẹo cổ ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Nếu không may phát hiện con yêu bị chứng vẹo cổ thì bố mẹ hãy chú ý bình tĩnh đưa con đi thăm khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ kịp thời để tránh tình trạng nặng hơn không đáng có. Một số phương pháp sau đây có thể giúp các bậc huynh tham khảo để giúp cho bé nhà mình cải thiện chứng vẹo cổ đấy!

  • Vật lý trị liệu: Điều quan trọng cần phải chú ý khi thực hiện phương pháp này cho bé tại nhà đó là bố mẹ cần phải được hướng dẫn kỹ lưỡng từ các chuyên gia vật lý trị liệu khoa nhi, không được tự ý tập cho con dưới bất kỳ hình thức tự phát nào. Kết hợp với đó là thường xuyên đến kiểm tra để các bác sĩ đánh giá tiến độ và kịp thời can thiệp. 
  • Sử dụng đeo vòng cổ TOT: Cho những ai chưa biết thì vòng cổ TOT có tên đầy đủ là Tubular orthosis for torticollis, vật dụng này có công dụng cố định phần cổ cho bé. Nhờ cơ chế kéo căn cơ SCM mà khi đeo TOT sẽ tạo ra một áp lực nhẹ vào vùng cổ, nhờ đó đưa vùng cổ đến vị trí chính xác. Bé chỉ cần đeo trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày và được các bác sĩ khuyến khích sử dụng vòng cổ TOT với liệu pháp vật lý trị liệu.
  • Phẫu thuật chỉnh hình: Đây là phương pháp không mong muốn nhất nếu trường hợp bé mắc phải quá nặng và sử dụng các liệu pháp khác không có tác dụng.

Trên thực tế, bố mẹ có thể tập cho bé những thói quen và bài tập đơn giản hơn nhằm hỗ trợ cho bé bằng các cách sau đây:

  • Cho con chơi các trò chơi để mắt bé chăm chú nhìn vào một hướng khác không bị vẹo, lâu dần SCM sẽ được thư giãn hơn, đồng thời làm cho cổ được cải thiện chứng vẹo đáng kể.
  • Chú ý nhiều hơn đến tư thế ngủ, tư thế cho bé bú không để bé nằm lệch hẳn sang một bên, thường xuyên thay đổi tư thế cho con.
  • Ngoài ra, các mẹ khi mang thai nên quan tâm tới giai đoạn chuyển dạ an toàn nhất, điều này cũng giúp cho bé tránh khỏi chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh đáng tiếc. 
Đâu là dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh? 3 Tùy vào tình trạng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh mà sẽ có những phương pháp điều trị kịp thời

Qua những thông tin hữu ích trên, rất mong bố mẹ sẽ có thêm những kiến thức cần thiết có thể áp dụng cho bé yêu của mình trong vấn đề phòng tránh chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh. Chúc các bậc phụ huynh thành công nhé!

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin