Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một số người bị ung thư có thể bị đau, lở loét miệng hoặc họng. Nguyên nhân thường do dùng thuốc hóa trị hoặc xạ trị ở vùng đầu cổ. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin hữu ích về đau, lở loét họng và miệng trong ung thư, những thực phẩm nên dùng và nên tránh bạn đọc có thể tham khảo.
Nếu bạn gặp những vấn đề này, ăn thực phẩm mềm, nhạt, ấm hoặc mát sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Mặt khác, các loại thực phẩm thô, khô có thể gây trầy xước và khiến bạn cảm thấy tệ hơn. Các loại trái cây và nước trái cây quá chua, mặn, rượu và thức ăn cay cũng sẽ gây kích thích khiến tình trạng lở loét nặng nề hơn.
Những bệnh nhân dùng thuốc hóa trị có thể bị viêm loét miệng do tác dụng phụ của thuốc hóa trị. Các vết loét thường tự hết khi điều trị kết thúc. Thuốc hóa trị có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư khi chúng phân chia và ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cũng đồng thời giết chết các tế bào khỏe mạnh đang trong quá trình phân chia tế bào. Bên cạnh đó, xạ trị ở vùng đầu cổ có thể gây đau, lở loét miệng và họng.
Súc miệng thường xuyên với nước muối sinh lý hoặc với dung dịch tự pha tại nhà bao gồm: 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng natri bicarbonat (baking soda) pha vào 250ml nước rồi lắc đều. Làm như vậy sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm tình trạng đau, lở miệng. Súc dung dịch này ở cổ họng cũng làm giảm đau và loét họng.
Trái cây đông lạnh, mút kem trái cây, viên đá. Hãy nêm thức ăn bằng các loại thảo mộc như húng quế, oregano (thuộc họ bạc hà), húng tây thay cho các loại gia vị cay, nóng.
Ăn mềm, các loại đồ ăn từ kem như súp kem, pho mát, khoai tây nghiền, yogurt, trứng, sữa trứng, pudding, ngũ cốc nấu chín,và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dạng loãng.
Đối với những thực phẩm cứng và khô, nên pha trộn hoặc làm ẩm thực phẩm rồi hãy sử dụng. Bạn có thể trộn với súp hay nước sốt, nước thịt và nước thịt hầm.
Bên cạnh đó, bạn có thể nghiền hoặc làm lỏng thức ăn với máy xay sinh tố sẽ giúp bạn dễ ăn hơn. Cụ thể như sau:
Khi bị viêm loét, lở miệng bạn nên tránh những thực phẩm dưới đây để cải thiện tình trạng khó chịu ở miệng và họng:
Loại thức ăn |
Nên ăn |
Nên tránh |
Giàu protein |
Thịt mềm, nhạt, thịt hầm như là cháo gà, mì ống và pho mát, mì thịt hầm cá ngừ. Thịt xay. Súp kem. Trứng đánh, sữa, sữa lắc, thức uống bổ sung dinh dưỡng. |
Thức ăn cay như mì spaghetti, tacos, ớt. Toàn bộ các loại thịt (nếu không dung nạp tốt). Toàn bộ các loại thịt khô. |
Bánh mì, ngũ cốc, gạo và mì ống |
Bánh mì (nếu có thể ăn). Ngũ cốc đã qua chế biến hoặc dùng chung với sữa. Ngũ cốc nấu chín, ngũ cốc lạnh ngâm trong sữa. Mì và gạo trong nước sốt. |
Bánh quy giòn, bánh mì cứng vỏ, bánh mì cuộn muối. Bánh mì khô, bánh cứng, bánh khô, bánh nướng xốp, bánh mì tròn. |
Trái cây và rau củ |
Mềm, không chua (nếu ăn được). Trái cây và rau củ chín hoặc xay nhỏ. |
Trái cây họ cam và rau còn sống. Trái cây và rau tươi (trừ khi chín, mềm, nhiều nước như táo, chuối, dưa hấu). Trái cây họ cam quýt, dứa và trái cây có tính axit khác. Trái cây ngâm, rau sống ngâm. Cà chua. |
Nước uống, đồ tráng miệng và các loại thức ăn khác |
Nước trái cây không acid như nước táo và lê. Các loại thức uống: Trà, cà phê, nước giải khát không chứa caffeine. Bánh không chứa sô cô la, bánh gelatin. Kem, nước giải khát từ trái cây. Gelatin hương vị. |
Nước trái cây họ cam (bưởi, cam, chanh), nước ép cà chua. Các loại thức uống chứa caffeine, rượu. Món tráng miệng có sô cô la. Dưa chua, giấm, gia vị. Khoai tây chiên, bánh qui, bỏng ngô, snack. Đồ uống có ga. Bánh cookie trừ khi ngâm trong sữa. Đồ ăn nhẹ như bánh quy giòn và khoai tây chiên. Giấm. Gia vi: Hạt tiêu, nước sốt hạt tiêu, ớt bột, đinh hương, nhục đậu khấu, salsa. |
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị cũng như chăm sóc bệnh nhân ung thư.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.