Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm loét miệng: Tổng quan về viêm loét miệng và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm loét miệng là tổn thương nhỏ thường xuất hiện trên niêm mạc miệng, lợi hay lưỡi. Khi bị lở miệng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc giao tiếp và ăn uống. Tuy bệnh này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh cảm giác đau đớn và khó chịu. Sau đây hãy cùng Long Châu tìm hiểu về bệnh viêm loét miệng và cách phòng ngừa hiệu quả nhé.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Viêm loét miệng là gì? 

Viêm loét miệng khá phổ biến chỉ tình trạng loét niêm mạc trong miệng, là biểu hiện liên quan đến nhiều bệnh khác nhau. Khi vết loét được hình thành trong miệng thường kéo dài gây nhiễm trùng thứ phát. Tình trạng viêm loét miệng sẽ khiến bệnh nhân thấy khó chịu khi ăn uống, đặc biệt là các đồ ăn cay nóng. Các giai đoạn thường gặp của bệnh viêm loét miệng bao gồm sau đây:

  • Giai đoạn ban đầu: Thời gian đầu ở vùng niêm mạc miệng sẽ thấy xuất hiện các đốm nhỏ màu đỏ hồng, khi sờ vào cảm giác hơi đau. Sau thời gian, các nốt viêm loét sẽ lan rộng ra và nổi gồ lên, bên trong hình thành các đốm trắng nhạt kèm dịch tiết chảy ra.

  • Giai đoạn tiến triển: Các nốt viêm loét sẽ lan rộng và hình thành nên những đốm to hơn. Trong trường hợp không chữa trị kịp thời thì các mảng loét này gây ra tình trạng viêm và hoại tử trong khắp khoang miệng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét miệng

Một số triệu chứng viêm loét miệng thường gặp bao gồm:

  • Hình thành các vết loét trong miệng có màu trắng ở giữa hoặc viền đỏ xung quanh. 

  • Các vết loét bị nhiễm trùng, chảy mủ hoặc chảy máu ở miệng, lợi, trên và dưới lưỡi.

  • Lợi hoặc họng bị sưng phù, sung huyết.

  • Khi ăn uống cảm thấy khó nuốt, đau khó chịu. 

  • Có chất nhầy trong miệng.

  • Khi ăn thức ăn lạnh hoặc cay nóng có cảm giác rát, đau, khô miệng.

  • Thường xuyên cảm thấy khó tiêu hoặc ợ nóng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện các dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng như vết loét trong miệng ngày càng lan rộng và phát triển nhiều bất thường, vết loét kéo dài không hết hơn 3 tuần, tình trạng đau nhức không giảm dù đã uống thuốc giảm đau. Đặc biệt khi bệnh nhân kèm thêm sốt cao kéo dài nên nhanh chóng đưa tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét miệng

Một số nguyên nhân phổ biến sau đây gây ra loét miệng bao gồm:

  • Nguyên nhân do chấn thương va chạm khi tiếp xúc với đồ ăn uống quá nóng gây bỏng nhiệt, do va đập té ngã dẫn đến miệng bị tổn thương, do thủ thuật trong nha khoa gặp lỗi gây ảnh hưởng đến vùng miệng. 

  • Nguyên nhân do nhiễm khuẩn: Có rất nhiều vi khuẩn trong miệng gây viêm loét miệng và quanh ổ chân răng.

  • Viêm loét miệng do nhiễm virus: Một số virus thường gặp gây ra loét miệng như: Virus Herpes, Virus Varicella Zoster (thường gặp ở bệnh thủy đậu), Virus Coxsackie (thường gây ra mụn nước ở trẻ nhỏ), Virus Rubella (gây ra bệnh sởi).

  • Ngoài ra còn một số yếu tố khác gây viêm loét miệng như yếu tố di truyền, bởi người thiếu sắt, bệnh tự miễn, rối loạn nội tiết tố; dị ứng thức ăn, thuốc chữa bệnh…

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm loét miệng?

Một số đối tượng dễ có nguy cơ cao gây viêm loét miệng như người suy dinh dưỡng, người hút thuốc lá nghiện rượu bia, người có hệ miễn dịch kém, người có vệ sinh răng miệng kém.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm loét miệng

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm loét miệng, bao gồm:

  • Nhiễm virus Herpes, vi khuẩn Helicobacter pylori, nhiễm nấm candida.

  • Miệng gặp tổn thương do té ngã, thủ thuật nha khoa, dùng bàn chải quá cứng…

  • Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa thành phần natri lauryl sulfate không tốt cho răng miệng.

  • Dùng quá nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng axit cao như cam, quýt, dâu tây, cam quýt, dứa…

  • Thiếu hụt lớn một số vitamin và các nguyên tố vi lượng, như vitamin B12 , acid folic, kẽm sắt

  • Rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh hoặc kinh nguyệt

  • Thường xuyên gặp căng thẳng và ngủ không đủ giấc.

  • Ăn đồ ăn quá nóng gây bỏng nhiệt.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm loét miệng

Thăm khám lâm sàng

Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi thăm tình trạng của bệnh nhân như thời gian kéo dài của triệu chứng mức độ đau, thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày, tiền sử dùng bia rượu và hút thuốc lá, quan hệ tình dục. Ngoài ra còn rà soát các nguyên nhân khác như tình trạng suy nhược cơ thể, tiêu chảy mạn tính, bộ phận sinh dục bị tổn thương, hệ miễn dịch, mệt mỏi, sụt cân và sốt.

Khám thực thể

Khi xuất hiện sốt cần phải đánh giá các dấu hiệu sinh tồn toàn thân như khó chịu, lơ mơ, khó chịu, các vị trí và tính chất tổn thương trong khoang miệng.

Xét nghiệm chẩn đoán

Cần làm xét nghiệm đối với tình trạng viêm loét miệng tái phát, như xét nghiệm công thức máu, nuôi cấy vi khuẩn và virus, xét nghiệm kháng thể mô bọc sợi cơ, sắt huyết thanh, ferritin, vitamin B12, folate. Nếu tình trạng viêm loét miệng dai dẳng mà không có nguyên nhân rõ ràng cần làm sinh thiết ở ngoại vi của mô bình thường.

Phương pháp điều trị viêm loét miệng hiệu quả

Trong trường hợp viêm nhẹ có thể tự khỏi và có thể giảm đau khó chịu bằng các phương pháp sau đây bao gồm:

  • Dùng gel bôi nhiệt miệng giúp giảm đau nhanh chóng với các hoạt chất từ: Dịch chiết hoa cúc, Lidocaine...

  • Tự làm nước súc miệng với cách làm như sau: Dùng baking soda, nước ép lô hội hòa vào nước ấm dùng để súc miệng cho đến khi cải thiện triệu chứng.

  • Sử dụng vải mềm bọc viên đá để chườm vào vết loét giúp xoa dịu cơn đau.

  • Dùng trà túi lọc thấm ít nước đắp lên vết loét trong miệng vì trong trà có chứa chất tannin giúp giảm đau và giảm viêm.

Trong trường hợp viêm loét nặng cần phải sử dụng một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn như sau:

  • Kháng sinh có thể dùng dạng tại chỗ (súc miệng, bôi gel, ngậm trong miệng) hoặc kháng sinh uống toàn thân được sử dụng trong trường hợp vết loét bị nhiễm trùng.

  • Một số thuốc kháng viêm như corticosteroid chứa hoạt chất triamcinolone , hydrocortisone acetonide hemisuccinate giảm đau nhanh, hiệu quả kháng viêm mạnh. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu lạm dụng thuốc súc miệng có chứa steroid có thể bị nhiễm nấm thứ phát.

  • Chỉ được dùng thuốc steroid khi có chỉ định bác sĩ và hiếm khi được dùng do tỷ lệ biến chứng toàn thân cao hơn là lợi ích mang lại.

  • Ngoài ra có thể dùng thuốc có chứa nitrat bạc giúp giảm đau nhanh chóng nhưng không cải thiện thời gian lành vết loét. Lưu ý đối với trẻ em có thể gây biến đổi màu răng răng nếu trong giai đoạn răng còn đang phát triển.

  • Áp lạnh: Trong phương pháp này bệnh nhân sẽ ngậm đá bào trước, trong và sau các phương pháp điều trị . Điều này có tác dụng hạn chế đau khó chịu do giảm dòng máu tới mô và hạn chế phơi nhiễm hóa chất khi điều trị phóng xạ.
  • Liệu pháp laser mức độ thấp: Dùng liệu pháp laser mức độ thấp có thể phòng loét miệng trong việc xạ trị vùng đầu cổ và ghép tế bào gốc.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm loét miệng

Chế độ sinh hoạt:

  • Bệnh nhân cần thăm khám theo lịch của bác sĩ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

  • Nhằm loại bỏ tối đa các loại vi khuẩn gây hại trong miệng cần thiết lập chế độ chăm sóc răng miệng tốt nhất. Để để cải thiện tình trạng viêm loét miệng thì sau khi ăn, bạn nên đánh răng, dùng chỉ nha khoa và gel bôi chuyên dụng ít nhất 2 lần trong ngày.

  • Hạn chế sử dụng bia rượu, hút thuốc lá và các chất kích thích khác.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Khi tổn thương chớm bắt đầu cần bổ sung các vitamin và khoáng chất như Kẽm, vitamin B vitamin C, lysine có thể cải thiện tốc độ lành vết thương.

  • Để tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự tấn công của các loại vi khuẩn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như chanh, khế, xoài, cam, quất,...

  • Hạn chế dùng các loại thực phẩm kích thích cay, nóng, quá mặn hoặc nhiều đường do có thể khiến các vết loét trở nên trầm trọng hơn.

Phương pháp phòng ngừa viêm loét miệng hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh viêm loét miệng hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Dung dịch sát khuẩn có thể dùng để súc miệng sau ăn có tác dụng làm sạch khoang miệng, phòng ngừa vết loét bội nhiễm và xoa dịu cơn đau. Đây là phương pháp phổ biến để phòng ngừa viêm loét miệng.

  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng viêm loét miệng có các mảng trắng hoặc đỏ không bằng đèn pin để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.msdmanuals.com/
  2. https://www.cancer.org/treatment/treatments-and-side-effects/physical-side-effects/mouth-problems/mouth-sores.html

Các bệnh liên quan

  1. Ung thư nướu răng

  2. Bạch sản

  3. Bệnh nướu và nha chu

  4. Răng mọc kẹt

  5. Hôi miệng

  6. Viêm nha chu

  7. Viêm, đau răng

  8. Ung thư răng

  9. Tật không có hàm

  10. Hội chứng mắt mèo