Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Đau mắt hàn là gì? Làm thế nào để không bị đau mắt hàn?

Ngày 25/05/2022
Kích thước chữ

Đau mắt hàn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Đồng thời, tình trạng này còn gây cản trở, gây ra những khó khăn khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Đau mắt hàn là tình trạng phổ biến của những người làm việc tại các khu cơ khí, hoặc nơi làm việc liên quan đến hàn điện. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh.

Tổng quát về bệnh đau mắt hàn

Đau mắt hàn là một thuật ngữ dùng để diễn tả tình trạng mắt bị tổn thương sau khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hồ quang điện, mạt sắt sinh ra trong quá trình hàn điện. Tình trạng này xảy ra khá thường xuyên ở những thợ hàn mới và nghề chưa có nhiều kinh nghiệm, hoặc do một số sơ suất không đeo kính bảo hộ, bất cẩn trong khi làm việc của thợ hàn lâu năm.

Đau mắt hàn là gì? Làm thế nào để không bị đau mắt hàn 1 Đau mắt sau khi hàn

Hầu hết các tổn thương do tia hàn đều có thể tự hồi trong khoảng 1 đến 2 ngày và không để lại sẹo. Tuy nhiên, ở những trường hợp nặng, mắt của bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, sưng đỏ, gây giảm thị lực hoặc nghiêm trọng hơn là mất thị lực vĩnh viễn nếu không có phương pháp điều trị kịp thời. 

Những triệu chứng thường thấy khi bị đau mắt hàn

Có khoảng 95% người bị đau mắt hàn đều có biểu hiện sau đây:

  • Xuất hiện tình trạng đau rát mắt sau khoảng 48 đến 72 giờ. Cơn đau có thể chuyển biến từ nhẹ đến rất nặng.
  • Mắt bị sưng phù nề, đặc biệt là hai mí mắt.
  • Nước mắt xuất hiện nhiều, kèm theo hiện tượng đỏ ngầu trong mắt (do mạch máu bị tắc ứ).
  • Mắt bị giảm tầm nhìn, đồng thời nhạy cảm hơn với một số ánh sáng mạnh như đèn flash, ánh sáng mặt trời… 
  • Co giật mí mắt và có cảm giác cộm trong mắt khi mở hoặc nhắm mắt.

Những biểu hiện của bệnh đau mắt hàn sẽ xuất hiện từ nhẹ tới nặng. Vì thế bạn cần theo dõi đôi mắt trong vòng 72 giờ đồng hồ sau khi tiếp xúc với ánh sáng điện từ của que hàn. Đồng thời hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể có do bệnh đau mắt hàn gây nên.

Đau mắt hàn xuất hiện do những nguyên nhân nào?

Mắt là khu vực rất nhạy cảm vì thế bất kể tác động nào, dù lớn hay nhỏ, cũng có thể khiến cho đôi mắt bị tổn thương. Đặc biệt, khi đôi mắt làm việc trong môi trường có nhiều độc hại như cơ khí, hàn điện… thì tình trạng đau mắt là không thể tránh khỏi. Đau mắt hàn do hai nguyên nhân sau:

Tiếp xúc với khói hàn và mạt kim loại

Trong quá trình hàn điện, sẽ sinh ra một số chất độc hại như khói hàn, bụi kim loại… Nếu các chất này tiếp xúc trực tiếp với mắt sẽ gây tổn thương giác mạc, tạo cảm giác khó chịu, cộm nhẹ bên trong mắt và thường kèm theo tình trạng chảy nước mắt.

Đau mắt hàn là gì? Làm thế nào để không bị đau mắt hàn 2 Tình trạng đau mắt do tiếp xúc với khói hàn và bụi kim loại

Tiếp xúc trực tiếp với tia lửa hàn

Ánh sáng hồ quang sinh ra từ tia lửa hàn có chứa lượng lớn phần tử UV và bức xạ không màu khác. Từ đó sẽ gây nên hiện tượng bỏng giác mạc, khiến cho mắt đau nhức dữ dội. Đồng thời, làm giảm thị lực của mắt. 

Ngoài ra, tia tử ngoại trong ánh sáng hàn còn làm tổn thương đến các tế bào thần kinh cảm thụ ánh sáng trong mắt. Tạo tiền đề kích ứng khi mắt tiếp xúc với ánh sáng. 

Những ảnh hưởng sinh ra trong quá trình hàn (tia lửa điện, khói hàn, bụi hàn…) thường nhanh khỏi và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt. Tuy nhiên, nếu như bạn tiếp xúc với chúng trong một thời gian dài mà không có đồ bảo hộ sẽ khiến cho giác mạc bị tổn thương, lâu dần gây giảm thị lực, thậm chí là mù lòa. 

Các phòng bệnh đau mắt hàn hiệu quả

Để tránh hệ lụy nguy hiểm cho mắt, cách tốt nhất là bạn nên bảo vệ thật kĩ bộ phần này, trong suốt quá trình hàn kim loại. 

Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho cơ thể

Tình trạng các tia lửa nhiệt sinh ra trong quá trình hàn, không chỉ ảnh hưởng tới đôi mắt, mà chúng còn làm ảnh hưởng tới các vùng xung quanh trên cơ thể như: tay, cổ… Vì thế, với mục tiêu an toàn khi làm việc, bạn nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, đi giày và găng tay chuyên dụng, để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra trong quá trình hàn.

Trang bị vách ngăn cách nhiệt

Sử dụng vách ngăn tách biệt khu vực hàn với những khu vực khác là một trong những phương pháp hữu hiệu, giúp giảm tối đa tình trạng đau mắt do tia lửa hàn gây ra. Không chỉ thế, việc thiết kế vách ngăn riêng cho từng khoang hàn, giúp giảm thiểu tình trạng “tác động kép” giữa hai khoang hàn.

Không nên chà xát mạnh vùng mắt

Đau mắt hàn là gì? Làm thế nào để không bị đau mắt hàn 3 Hạn chế việc chà xát mạnh vào vùng mắt

Nếu bạn chà quá mạnh vào vùng mắt vô tình sẽ làm loét các vết bỏng do tia lửa hàn gây nên. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, làm xuất hiện những bệnh về mắt như lẹo mắt, đau mắt đỏ, đục thủy tinh thể

Sử dụng thuốc nước mắt nhân tạo khoa học

Nước mắt nhân tạo là một trong những cách vệ sinh mắt hiệu quả, giúp ngăn ngừa tình trạng đau mắt. Không những thế, loại thuốc nhỏ còn giúp lấy đi các mạt bẩn, cung cấp độ ẩm cho mắt. Ngoài ra, nếu tình trạng viêm nhiễm xuất hiện trong quá trình điều trị, bạn có thể uống thêm một số loại kháng sinh làm giảm tình trạng viêm, cũng như hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.

Trên đây là những thông tin về bệnh đau mắt hàn mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phòng ngừa bệnh tật cho đôi mắt của mình.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:bệnh về mắt