Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau thượng vị nên uống thuốc gì?

Ngày 23/05/2022
Kích thước chữ

Đau thượng vị uống thuốc gì nhanh khỏi và những lưu ý cần biết khi sử dụng từng loại thuốc.

Đau vùng thượng vị là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Diễn biến của chúng có thể nhẹ nhàng như hơi đau, chướng bụng, cũng có thể trở nên nặng hơn như đau dữ dội, tiêu chảy, mất nước nghiêm trọng. Vậy thì đau thượng vị uống thuốc gì nhanh khỏi? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Bị đau thượng vị nên uống thuốc gì?

Đau vùng thượng vị có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó để xác định thuốc điều trị cũng cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây chính là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như sau:

Thuốc trị đau thượng vị kháng axit

Đây chính là một trong những nhóm thuốc phổ biến nhất được dùng để hạn chế tình trạng đau thượng vị. Bản chất của chúng chính là giúp trung hòa HCl của dịch tiêu hóa. Từ đó nâng cao độ pH và hạn chế hiện tượng xâm lấn vào mô của axit dạ dày.

Ngoài khả năng có thể giảm đau thượng vị, thuốc kháng axit còn có thể hạn chế cảm giác nóng rát, ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng,… với nguyên nhân chính là do trào ngược thực quản, viêm thực quản hoặc là viêm loét dạ dày tá tràng. 

  • Thời gian uống thuốc: Loại thuốc này được sử dụng sau khi ăn từ 1 – 3 giờ hoặc trước khi đi ngủ nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng trào ngược vào ban đêm.
  • Ảnh hưởng: Ngoài ra thuốc kháng axit có khả năng làm tăng độ pH của dịch vị dạ dày nên sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu của các loại thuốc khác. Do đó sau khi dùng thuốc kháng axit cần đợi ít nhất 2 giờ đồng hồ rồi mới tới các loại thuốc khác.
  • Về thành phần: Thành phần của nhóm thuốc kháng axit thường bao gồm các loại muối magie, nhôm hydroxyd hoặc là kết hợp cả 2 hoạt chất này. 
  • Tác dụng phụ: Lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng thêm nguy cơ loãng xương, thiếu máu hồng cầu nhỏ, sa sút trí tuệ, các bệnh não, giảm phosphat máu hay viêm ruột thừa,… Ngoài ra, còn có tiêu chảy, cứng bụng, miệng đắng chát, nôn mửa, táo bón, phân trắng, …
  • Một số loại thuốc phổ biến: Thuốc Alumina giảm viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc Omeprazol 20Mg Tvp trị loét dạ dày - tá tràng, thuốc Prazopro 20Mg trị loét dạ dày – tá tràng,...

Giải đáp: Đau thượng vị uống thuốc gì ? 1  Thuốc kháng axit là một nhóm thuốc dùng để hạn chế tình trạng đau thượng vị

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Đây là loại thuốc với khả năng bảo vệ lớp biểu mô dạ dày. Hạn chế những quá trình xâm lấn của dịch vị. Cơ chế chính của chúng là kích thích bài tiết chất nhầy, tăng quá trình tưới máu và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo của các tế bào biểu mô trên bề mặt niêm mạc.

  • Chỉ định: Thuốc bảo vệ niêm mạc thường được dùng để điều trị đau thượng vị do GERD,…
  • Thời gian uống thuốc: Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như Sucralfate, Rebamipide, Misoprostol, sử dụng trước khi ăn 1 giờ, tần suất 4 lần/ ngày (uống trước 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ).
  • Tác dụng phụ: Đây là nhóm thuốc tương đối lành tính nhưng có nhược điểm là làm tăng co bóp tử cung. Do đó tuyệt đối không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Hơn nữa, thuốc cũng có thể gây chuột rút, tiêu chảy hoặc là đau bụng,... đối với một số người trong thời gian sử dụng.
  • Một vài loại thuốc thường gặp: Thuốc Sucralfate Vidipha điều trị loét tá tràng, thuốc Bisnol 120Mg trị loét ở dạ dày tá tràng,...
Đau thượng vị dạ dày uống thuốc gì? 2 Thuốc Bisnol 120Mg Trị Loét Ở Dạ Dày, Tá Tràng 

Thuốc kháng histamine H2 

Nhóm thuốc kháng histamine H2 (Famotidin, Nizatidon, Ranitidin, Cimetidin,…) có cơ chế là làm giảm bài tiết axit dạ dày. Bằng cách đối kháng chọn lọc với histamine trên thụ thể H2 của các tế bào thành. Chúng có thể ức chế đến 70% hoạt động bài tiết của dịch vị trong suốt 24 giờ.

Nhóm thuốc này có hiệu quả ức chế tiết axit mạnh vào ban đêm. Tuy nhiên khá hạn chế sau mỗi bữa ăn. 

  • Chỉ định: Thuốc kháng histamine H2 chuyên dùng điều trị đau thượng vị, cải thiện một số những triệu chứng cơ năng đi kèm. Ngoài ra còn có thể hỗ trợ phục hồi ổ loét ở niêm mạc. 
  • Tác dụng phụ: Hầu hết các thuốc thuộc nhóm này đều có khả năng dung nạp tốt, trừ Cimetidine. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải chính là đau đầu, chóng mặt, táo bón, tiêu chảy, tiết sữa không do sinh đẻ hoặc là chứng vú to ở nam giới.

Ngoài ra cũng cần lưu ý, nhóm thuốc này chuyển hóa qua gan và bài tiết qua thận do đó cần thông báo ngay với bác sẽ nếu có bất cứ trường hợp bất thường nào trong quá trình sử dụng.

Đau thượng vị dạ dày uống thuốc gì? 3 Thuốc Cimetidin 400Mg Stella® Điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng

 

Thuốc ức chế bơm Proton

Đây là nhóm thuốc có khả năng ức chế bài tiết axit dạ dày mạnh nhất (lên đến 80 – 95%). Về bản chất, nhóm thuốc này sẽ được hoạt hóa thành dạng sulfenamide tetracyclic có hoạt tính. Sau đó chúng gắn với nhóm sulfhydryl nhằm ức chế không thuận nghịch các bơm proton từ đó có thể làm giảm khả năng bài tiết của dịch vị dạ dày.

  • Chỉ định: Dùng trong những trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison, loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP và viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Thời gian sử dụng: Nhóm thuốc ức chế bơm Proton thường được dùng bữa ăn khoảng 30 phút. Nhằm hạn chế những triệu chứng do tăng tiết dịch vị như là đau thượng vị,đầy hơi, ợ chua, ợ nóng, nóng rát dạ dày, trớ thức ăn ở trẻ em,… 
  • Tác dụng phụ: Thuốc ức chế bơm proton có thể gây tình trạng tăng men gan, đau bụng, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, chứng vú to ở nam giới, và giảm thiểu khả năng hấp thu vitamin B12 trong thời gian dùng thuốc.
  • Các thuốc phổ biến: Rabeprazole, Esomeprazole (Stadnex), Omeprazole,…
Giải đáp: Đau thượng vị uống thuốc gì ? 4 Thuốc Stadnex 20mg stella trị trào ngược dạ dày, thực quản

Thuốc kháng dopamin

Thuốc kháng dopamine hay thuốc kháng thụ thể D2 có tác dụng giảm thiểu tình trạng đầy bụng, đau thượng vị, khó tiêu và cả buồn nôn sau khi ăn. Về bản chất, chúng đối kháng với dopamine từ đó tăng trương lực cơ thắt tâm vị, kích thích nhu động ruột và tăng thêm tốc độ tiêu hóa của thức ăn trong dạ dày.

  • Chỉ định: Dùng cho những người đau thượng vị do trào ngược dạ dày thực quản. 
  • Tác dụng phụ: Nhóm thuốc này ít gây ra tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Tuy nhiên nếu như sử dụng liều cao trong thời gian dài có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, chảy sữa, vú to, tăng prolactin huyết thanh.
Giải đáp: Đau thượng vị uống thuốc gì ? 5
Thuốc Domperidon 10mg trị chứng nôn, buồn nôn

Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã biết đau thượng vị uống thuốc gì rồi chứ? Tuy nhiên để điều trị đúng cách, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Dạ dày