Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển sinh lý của trẻ. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ dậy thì muộn, tức là trễ so với thời điểm trung bình mà đa số các bạn cùng tuổi đã trải qua. Vậy cụ thể dậy thì muộn là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Dậy thì muộn là một dạng rối loạn phát triển dậy thì khiến nhiều phụ huynh quan tâm, lo lắng. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lý, thể chất và khả năng sinh sản của trẻ sau này. Do đó, việc nhận biết và hiểu rõ về những biểu hiện của dậy thì muộn sẽ giúp phụ huynh đưa ra những quyết định và hỗ trợ phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Tuổi dậy thì đánh dấu giai đoạn phát triển toàn diện của cơ thể trẻ em và thường diễn ra trong khoảng từ 7 đến 13 tuổi ở bé gái và từ 9 đến 15 tuổi ở bé trai. Trong giai đoạn này, tác động của vùng dưới đồi và tuyến yên sẽ kích thích tuyến sinh dục của trẻ em sản xuất các hormone sinh dục (testosterone ở nam và estrogen ở nữ) để phát triển các đặc trưng giới tính, bao gồm việc phát triển ngực và buồng trứng ở nữ giới, cũng như cơ bắp và tinh hoàn ở nam giới.
Dậy thì muộn còn được gọi là chậm dậy thì, là một trạng thái khi tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm thông thường. Khi mà bé gái trên 13 - 14 tuổi và bé trai trên 15 - 16 tuổi vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào của tuổi dậy thì, thì có thể xem như là dậy thì muộn.
Nguyên nhân dậy thì muộn ở bé gái:
Nguyên nhân dậy thì muộn ở bé trai:
Cha mẹ cần đưa trẻ con bạn đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu như:
Nếu bé gái tới tuổi 13 nhưng chưa có dấu hiệu phát triển của ngực, sau 4 năm dậy thì mà ngực chưa hoàn toàn phát triển, chưa có kinh nguyện lần đầu cho tới năm 14 tuổi rưỡi.
Một bé trai được coi là dậy thì muộn nếu chưa có dấu hiệu phát triển tinh hoàn tới năm 14 tuổi, không mọc lông mu, 3 - 4 năm sau khi đã dậy thì nhưng bộ phận sinh dục và tinh hoàn chưa phát triển như người lớn. Chiều cao không tăng một cách đáng kể trong vòng một năm kể từ khi các dấu hiệu đầu tiên của dậy thì xuất hiện.
Bác sĩ sẽ tiến hành một đánh giá tổng quan bằng cách xem xét tiền sử gia đình, quá trình sinh hoạt và phát triển của trẻ như: Thói quen ăn uống bất thường (chán ăn do tâm lý, ăn vô độ) và tập thể thao quá độ (vận động viên chạy marathon, thể dục dụng cụ) có thể dẫn đến trì hoãn dậy thì, kết hợp với việc thăm khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì muộn.
Trong phần tiền sử gia đình, bác sĩ sẽ tìm hiểu về các bệnh lý di truyền có thể tồn tại trong gia đình, cũng như thông tin về quá trình sinh nở của trẻ, bao gồm cả tình trạng suy dinh dưỡng thai nhi và sinh non. Bác sĩ cũng quan tâm đến quá trình phát triển của trẻ, chế độ ăn uống và bất kỳ bệnh lý nào mà trẻ có thể mắc phải.
Thăm khám lâm sàng là một phần quan trọng trong quá trình đánh giá. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát, khám cơ quan sinh dục của trẻ và xem xét các dấu hiệu của việc dậy thì sớm, chẳng hạn như kiểm tra ngực và hệ thống lông.
Để chẩn đoán tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, các xét nghiệm cận lâm sàng cũng được thực hiện.
Đối với bé gái, dậy thì muộn có thể gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ ở mức độ khác nhau. Một số trẻ có thể cảm thấy lo lắng, tự ti khi nhận ra mình không phát triển như bạn bè. Có những trẻ tự tìm hiểu và lo lắng về khả năng sinh sản của mình trong tương lai. Trong tình huống này, cha mẹ cần đóng vai trò là người động viên, tâm sự và chia sẻ với con để giúp trẻ hiểu và không tự ti.
Đối với bé trai, dậy thì muộn có liên quan đến sự phát triển của các cơ quan sinh dục như dương vật và tinh hoàn, và có thể ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sinh sản của trẻ trong tương lai. Đồng thời, dậy thì muộn khiến trẻ thường tách ra khỏi tập thể, bị rối loạn tâm lý, ngại giao tiếp, thậm chí là trầm cảm.
Cha mẹ cần theo dõi và phát hiện sớm khi trẻ dậy thì muộn để có thể nhờ sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ. Từ đó giúp sự phát triển của trẻ được diễn ra một cách tốt nhất và tự nhiên nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.