Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng Klinefelter xảy ra ở nam giới, có thể ảnh hưởng đến việc giao tiếp xã hội, nhận thức và sinh sản,… Nam giới mắc hội chứng này thường không phát hiện ra cho đến khi muốn có con nhưng trong một thời gian dài không có kết quả. Vậy hội chứng Klinefelter cụ thể là gì mời bạn theo dõi tiếp bài viết.
Thông thường con người có 46 nhiễm sắc thể để chứa tất cả các gen và DNA. Hai trong số này là nhiễm sắc thể giới tính, giúp nhận dạng và xác định giới tính của một người. Cả hai nhiễm sắc thể giới tính ở nữ đều là nhiễm sắc thể X (XX). Nam giới có nhiễm sắc thể X và Y (XY). Hai nhiễm sắc thể giới tính giúp xác định khả năng sinh sản và các đặc điểm giới tính.
Hội chứng Klinefelter là một dạng rối loạn di truyền ở nam giới, trong đó nam giới sẽ có một cặp nhiễm sắc thể X thay vì có một nhiễm sắc thể X đơn lẻ và ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển thể chất, ngôn ngữ và xã hội. Các đặc điểm giới tính bình thường không phát triển ở nam giới trong tuổi dậy thì, chẳng hạn như tinh hoàn phát triển hoặc sản xuất hoocmon sinh dục testosterone thấp hơn bình thường.
Hội chứng Klinefelter thường không được chẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành. Trong khoảng 1000 người thì có 1 người mắc bệnh.
Hầu hết đàn ông mắc hội chứng nam giới XXY đều sản xuất ít hoặc không có tinh trùng. Có vấn đề về cương cứng, dương vật nhỏ, râu, nách hoặc lông mu kém phát triển. Hội chứng này có thể dẫn đến biến chứng như loãng xương tăng, hệ thống miễn dịch thấp, ung thư vú và đôi khi là rối loạn nhân cách. Bạn có thể gặp hoặc không các dấu hiệu được đề cập ở trên. Tuỳ vào mỗi giai đoạn phát triển mà có những dấu hiệu khác nhau như:
Ở giai đoạn này, trẻ có dấu hiệu như chậm biết bò, biết đi, chậm nói so với trẻ bình thường. Sức đề kháng của cơ thể yếu, có thể xảy ra bệnh thoát vị, bệnh tinh hoàn.
Ở giai đoạn này, trẻ thường có những biểu hiện học tập kém phát triển như khó đọc, viết và tính toán. Các kỹ năng vận động rất kém, bao gồm cả việc đi vệ sinh. Trẻ mắc hội chứng này thường gặp các vấn đề xã hội dẫn đến nhút nhát, kém tập trung, rối loạn cảm xúc,...
Người mắc hội chứng Klinefelter thường có những biểu hiện thay đổi về thể chất, thường chậm hơn so với những trẻ cùng tuổi như tay chân dài hơn, ngực nở hơn so với trẻ cùng tuổi, xương yếu hơn, hông rộng, chậm phát triển chiều cao, dương vật nhỏ, ít cơ bắp,...
Hầu hết người trưởng thành mắc bệnh này thường gặp vấn đề về sinh sản do bộ sinh dục kém phát triển dẫn đến giảm hoặc không ham muốn tình dục.
Hầu hết người trưởng thành mắc hội chứng Klinefelter thường gặp vấn đề về sinh sản
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân có các dấu hiệu sau đây:
Nếu bạn được chẩn đoán mắc hội chứng Klinefelter, việc điều trị và chăm sóc sức khoẻ có thể gồm nhiều bác sĩ nội tiết, bác sĩ trị liệu ngôn ngữ, bác sĩ nhi khoa, bác sĩ vật lý trị liệu và cố vấn di truyền, chuyên gia sinh sản hoặc nhà tâm lý học.
Không có cách nào để điều chỉnh những thay đổi nhiễm sắc thể giới tính do hội chứng Klinefelter gây ra, các phương pháp điều trị có thể giúp giảm thiểu các tác động. Chẩn đoán càng sớm và bắt đầu điều trị thì càng tốt. Nhưng không bao giờ là quá muộn để điều trị. Những phương pháp điều trị như:
Các thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế sự tiến triển của hội chứng Klinefelter bao gồm:
Hội chứng Klinefelter là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nam. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của y học, hiện nay một số nam giới mắc hội chứng Klinefelter khi xuất một lượng nhỏ tinh trùng có thể sử dụng để thụ tinh ống nghiệm, tăng khả năng có con. Để phòng ngừa và điều trị sớm hội chứng Klinefelter giải pháp tốt nhất là các mẹ bầu nên khám sàng lọc khi mang thai. Bằng cách phân tích ADN tự do của thai nhi trong máu mẹ sẽ phát hiện các rối loạn nhiễm sắc thể và cho kết quả chính xác đến 99.9%.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.