Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dị ứng ánh sáng mặt trời là tình trạng da bị kích thích khi tiếp xúc với nắng mặt trời. Người mắc bệnh này sẽ xuất hiện những dấu hiệu như mẩn ngứa, nổi ban, phỏng rộp da,…
Ánh sáng mặt trời đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống và là yếu tố giúp cơ thể người tổng hợp vitamin. Nhưng đối với nhiều người, việc phải tiếp xúc với mặt trời lại là nỗi ám ảnh kinh hoàng vì bản thân họ mắc phải căn bệnh dị ứng ánh sáng.
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân gây dị ứng ánh sáng xuất phát từ tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời chính là thủ phạm chính. Khi tia cực tím xuyên qua da sẽ làm ảnh hưởng tới các tế bào và làm thay đổi tính chất của một số protein có trong tế bào da. Các protein sau khi bị biến chất sẽ trở thành các protein lạ và cơ thể sẽ tự đào thải chúng.
Ngoài ra, có một số trường hợp người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau trong thời gian dài hoặc thường xuyên tiếp xúc với một số loại hóa chất sẽ làm tăng sự nhạy cảm của da đối với ánh sáng mặt trời.
Bệnh dị ứng ánh sáng còn được cho là có liên quan tới gen. Những người da trắng, da vàng thường có làn da mỏng hơn và nhạy cảm hơn so với người da màu nên dễ bị dị ứng với ánh sáng mặt trời hơn. Chính vì đã có sự khác biệt về gen nên căn bệnh này cũng có thể là một bệnh di truyền, nếu bố mẹ bị dị ứng, thì có khả năng cao con cái cũng sẽ mắc chứng bệnh dị ứng bẩm sinh tương tự.
Bệnh dị ứng ánh sáng mặt trời được chia thành 4 loại dựa vào triệu chứng của bệnh.
Nổi ban đa hình thái
Đây là loại dị ứng ánh sáng thường gặp nhất. Các triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời từ vài phút đến vài giờ. Ban đầu sẽ xuất hiện mẩn ngứa, nổi sần với hình thái màu trắng hoặc vàng trên nền viêm đỏ. Triệu chứng này sẽ biết mất sau một thời gian nếu người bệnh không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Ngứa sần quang hóa
Loại dị ứng này thường hay gặp ở trẻ em. Cơ thể sẽ xuất hiện những mảng sần và ngứa, lan rộng khắp các vùng da kể cả khi vùng da đó không trực tiếp tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu những vết sần này đã nứt mủ ở bên trong, rất có thể sẽ để lại sẹo.
Viêm da quang hóa mạn tính
Xuất hiện nhiều mảng sần, ngứa trên bề mặt da. Vịt trí tổn thương thường nằm ở những vùng da tiếp xúc với ánh sáng nhiều như: mặt, tay, chân, cổ. Những dấu hiệu của viêm da quang hóa mạn tính rất giống với viêm da tiếp xúc, nên đã có rất nhiều trường hợp bị chẩn đoán sai dẫn đến cách điều trị không phù hợp.
Chứng nổi mày đay
Hiện tượng này sẽ bắt đầu xuất hiện sau vài phút khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Trên da sẽ xuất hiện các mảng phát ban, ngứa và mụn nước thậm chí xuất hiện trên cả những vùng da không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Loại dị ứng này thường xuất hiện ở những người ở độ tuổi trung niên và sẽ có tiến triển tốt nếu như người bệnh không còn tiếp xúc với ánh sáng nữa.
3. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh dị ứng ánh sáng mặt trời
Cách điều trị
Người bệnh nên sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống có chứa corticoid, bên cánh đó cũng có một số loại thuốc được đưa vào để làm hạn chế hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài ra phương pháp chiếu tia cực tím vào các vùng da nhạy cảm để chúng quen với sự tiếp xúc của ánh sáng mặt trời cũng được nhiều nhà khoa học khuyên dùng.
Cách phòng tránh
Để hạn chế bệnh dị ứng ánh sáng mặt trời, mọi người cần chú ý mang theo kem chống nắng, kính râm, mặc quần áo chống nắng,… mỗi khi ra ngoài để hạn chế cho da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Những đồ vật này sẽ giúp hạn chế sự ảnh hưởng của ánh sáng lên da. Nếu xuất hiện các vấn đề về da, hãy tới ngay các phòng khám, bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị.
Uyên
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.